Sử dụng thang đo Short Mood and Feelings Questionnaire đánh giá trầm cảm ở học sinh lớp 6 của một trường THCS tại Hà Nội

Nguyễn Thị Thúy Hường, Đinh Dương Tùng Anh, Ngô Anh Vinh, Nguyễn Phương Tuệ Minh, Nguyễn Văn Trung

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ nguy cơ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở học sinh lớp 6 tại Hà Nội thông qua thang đo Short Mood and Feelings Questionnaire (SMFQ). Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 537 học sinh tại một trường trung học cơ sở. Dữ liệu được thu thập thông qua bộ câu hỏi SMFQ và phân tích bằng phần mềm Stata 16.0, sử dụng thống kê mô tả, kiểm định Chi-square và phân tích hồi quy logistic đa biến. Tỷ lệ học sinh có nguy cơ trầm cảm (SMFQ ≥ 12) là 5,2%. Nguy cơ trầm cảm cao hơn ở học sinh nữ (OR = 0,33, p = 0,02) và ở những em sống cùng anh chị em (OR = 19,14, p < 0,001). Học sinh thuộc gia đình có mức kinh tế cao có nguy cơ thấp hơn đáng kể so với nhóm kinh tế thấp (OR = 0,05, p < 0,01). Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc quan tâm đến sức khỏe tâm thần ở học sinh, đặc biệt là ở các nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Việc sàng lọc và can thiệp sớm là cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực của trầm cảm ở lứa tuổi học đường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Mental health of adolescents. World Health Organization. Accessed 5-8-2023, https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/adolescent-mental-health
2. Kessler RC, Amminger GP, Aguilar-Gaxiola S, et al. Age of onset of mental disorders: a review of recent literature. Curr Opin Psychiatry. 2007;20(4):359-64. doi:10.1097/YCO.0b013e32816ebc8c
3. Vinh NA, Long NT, Trang DT, et al. Utilizing the Short Mood and Feelings Questionnaire to measure symptoms of depression among Vietnamese adolescents in Hanoi, Vietnam, during the COVID-19 pandemic. Front Psychiatry. 2024;15:1400128. doi:10.3389/fpsyt.2024.1400128
4. Eyre O, Bevan Jones R, Agha SS, et al. Validation of the short Mood and Feelings Questionnaire in young adulthood. J Affect Disord. 2021;294:883-888. doi:10.1016/j.jad.2021.07.090
5. Ma Z, Idris S, Zhang Y, et al. The impact of COVID-19 pandemic outbreak on education and mental health of Chinese children aged 7-15 years: an online survey. BMC pediatrics. 2021;21(1):95. doi:10.1186/s12887-021-02550-1
6. Joinson C, Heron J, Lewis G, et al. Timing of menarche and depressive symptoms in adolescent girls from a UK cohort. The British journal of psychiatry : the journal of mental science. 2011;198(1):17-23, sup 1-2. doi:10.1192/bjp.bp.110.080861
7. Merikangas KR, He JP, Brody D, et al. Prevalence and treatment of mental disorders among US children in the 2001-2004 NHANES. Pediatrics. 2010;125(1):75-81. doi:10.1542/peds.2008-2598
8. Junna L, Remes H, Martikainen P. Sibling complexity and psychiatric disorders in late adolescence among the Finnish 2000 birth cohort. European Journal of Public Health. 2023;33(Supplement_2)doi:10.1093/eurpub/ckad160.749
9. Reiss F. Socioeconomic inequalities and mental health problems in children and adolescents: a systematic review. Social science & medicine. 2013;90:24-31. doi:10.1016/j.socscimed.2013.04.026
10. Elgar FJ, Pförtner TK, Moor I, et al. Socioeconomic inequalities in adolescent health 2002-2010: a time-series analysis of 34 countries participating in the Health Behaviour in School-aged Children study. Lancet (London, England). 2015;385(9982):2088-95. doi:10.1016/s0140-6736(14)61460-4.
11. Kinge JM, Overland S, Flatø M, et al. Parental income and mental disorders in children and adolescents: prospective register-based study. International journal of epidemiology. 2021;50(5):1615-1627. doi:10.1093/ije/dyab066.
12. Noureddine A, Malaeb D, El Khatib S, et al. Psychometric properties of an Arabic translation of the 13-item short mood and feelings questionnaire- parent version (SMFQ-P) to screen for depression in children. BMC Psychiatry. 2025;25(1):2. doi: 10.1186/s12888-024-06433-4. .
13. Espada JP, Gonzálvez MT, Fernández-Martínez I, et al. Spanish Validation of the Short Mood and Feelings Questionnaire (SMFQ) in Children Aged 8-12. Psicothema. 2022;34(4):610-620. doi: 10.7334/psicothema2022.54.