15. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Tạ Thị Diệu Ngân, Vũ Phương Nga, Nguyễn Công Hựu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu hồi cứu 84 bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E từ 2019 đến 2024 nhằm mô tả kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan với kết quả điều trị ở các bệnh nhân này. Kết quả cho thấy có 82,1% bệnh nhân được điều trị phối hợp 2 kháng sinh từ đầu; 88,1% điều trị nội khoa kết hợp phẫu thuật. Sau điều trị 94% tiến triển tốt và 6% tiến triển nặng. Tỷ lệ tiến triển tốt trong nhóm điều trị nội kết hợp phẫu thuật cao hơn nhóm điều trị nội đơn thuần (97,3% vs 70%; p < 0,05), trong nhóm phối hợp kháng sinh cao hơn dùng một kháng sinh (97,1% vs 80,0%; p < 0,05). Trong nhóm tiến triển nặng, tỷ lệ xuất huyết não và nồng độ procalcitonin cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trong nhóm tiến triển tốt. Tóm lại, xuất huyết não, nồng độ PCT cao có liên quan đến tiến triển nặng, điều trị kết hợp nội khoa-phẫu thuật và phối hợp kháng sinh từ đầu có liên quan đến tiến triển tốt ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rajani R, Klein JL. Infective endocarditis: A contemporary update. Clin Med. 2020; 20(1): 31-35. doi:10.7861/clinmed.cme.20.1.1.
2. Iung B, Duval X. Infective endocarditis: innovations in the management of an old disease. Nat Rev Cardiol. 2019; 16(10): 623-635. doi:10.1038/s41569-019-0215-0.
3. Phạm Mạnh Hùng, Phạm Thái Sơn, Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự. Diễn biến tử vong và các yếu tố tiên lượng bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2002; (29):40-45.
4. Habib G, Lancellotti P, Antunes MJ, et al. 2015 ESC Guidelines for the management of infective endocarditis: The Task Force for the Management of Infective Endocarditis of the European Society of Cardiology (ESC)Endorsed by: European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS), the European Association of Nuclear Medicine (EANM). Eur Heart J. 2015; 36(44): 3075-3128. doi:10.1093/eurheartj/ehv319.
5. Cimmino G, Bottino R, Formisano T, et al. Current Views on Infective Endocarditis: Changing Epidemiology, Improving Diagnostic Tools and Centering the Patient for Up-to-Date Management. Life. 2023; 13(2): 377. doi:10.3390/life13020377.
6. Chiến ĐV, Dũng N, Hiếu LM. Tổng kết một số kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giai đoạn 2015-2020. J 108 - Clin Med Phamarcy. Published online December 6, 2021. doi:10.52389/ydls.v16i7.886.
7. Nguyễn Ngọc Trang. Tỷ lệ tử vong và các yếu tố liên quan tiên lượng ở bệnh nhân Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Published online 2021.
8. Ma L, Ge Y, Ma H, Zhu B, Miao Q. Infective endocarditis at a tertiary-care hospital in China. J Cardiothorac Surg. 2020; 15(1): 135. doi:10.1186/s13019-020-01183-2.
9. Marques A, Cruz I, Caldeira D, et al. Risk Factors for In-Hospital Mortality in Infective Endocarditis. Arq Bras Cardiol. 2020; 114(1): 1-8. doi:10.36660/abc.20180194.
10. Hoàng NN, Duy TC, Sỹ HV. Mối liên quan giữa đặc điểm vi sinh và kết quả điều trị ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2019; (88): 61-68.
11. Habib G, Erba PA, Iung B, et al. Clinical presentation, aetiology and outcome of infective endocarditis. Results of the ESC-EORP EURO-ENDO (European infective endocarditis) registry: a prospective cohort study. Eur Heart J. 2019; 40(39): 3222-3232. doi:10.1093/eurheartj/ehz620.