35. Chuẩn hóa phiên bản tiếng Việt của thang đo thái độ tự kiểm tra da (SSEAS)

Nguyễn Thị Hà Vinh, Trần Hà Ngân, Phạm Bá Vĩnh, Phùng Thúy Linh, Hồ Ánh Sáng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư da là sự nhân lên mất kiểm soát của các tế bào bất thường ở da. Bệnh thường dễ bị bỏ sót, đặc biệt là ở những người có làn da sẫm màu. Nhằm mục đích phòng ngừa và sớm phát hiện ra ung thư da, mỗi người nên tự kiểm tra da thường xuyên một cách cẩn thận để nhận biết những thay đổi bất thường trên da có nguy cơ trở thành ung thư. Hiện tại ở Việt Nam chưa có thang đo nào đáng tin cậy để đánh giá thái độ tự kiểm tra da. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để chuyển ngữ và đánh giá độ tin cậy của thang đo Đánh giá thái độ tự kiểm tra da SSEAS (The Skin Self-Examination Attitude Scale) phiên bản tiếng Việt. Nghiên cứu được thực hiện trên 47 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội trong tháng 12/2024. Khảo sát được thực hiện hai lần và kết quả được sử dụng để đo lường tính thống nhất nội bộ qua chỉ số Cronbach alpha và độ tin cậy thử nghiệm lại qua chỉ số tương quan nội bộ (Intra-Class Correlation - ICC) và hệ số tương quan Pearson. Phiên bản tiếng Việt của bộ câu hỏi SSEAS cho thấy tính thống nhất nội bộ cao với chỉ số Cronbach’s alpha bằng 0,782. Độ tin cậy thử nghiệm lại giữa hai lần trả lời của bộ câu hỏi khá cao với chỉ số ICC là 0,814. Nghiên cứu đã cho thấy thang đo SSEAS phiên bản tiếng Việt có độ tin cậy cao và là một bộ công cụ hợp lý để đánh giá thái độ tự kiểm tra da cho người Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Narayanan DL, Saladi RN, Fox JL. Ultraviolet radiation and skin cancer. Int J Dermatol. 2010; 49(9): 978-986. doi:10.1111/j.1365-4632.2010.04474.x.
2. World Health Organization Skin Cancers /online/ [(accessed on 3 February 2019)]; Available online: http://www.who.int/uv/faq/skincancer/en/print.html.
3. Nguyen Hong Son, Nguyen Huu Quang, Nguyen Dinh Quan et al. The epidemiology of skin cancer at the National Hospital of Dermatology and Venereology from 2017 - 2021. Tạp Chí Da liễu học Việt Nam. 2023, (36). doi:10.56320/tcdlhvn.36.71.
4. Davis LE, Shalin SC, Tackett AJ. Current state of melanoma diagnosis and treatment. Cancer Biol Ther. 2019; 20(11): 1366-1379. doi:10.1080/15384047.2019.1640032.
5. Hamidi R, Peng D, Cockburn M. Efficacy of skin self-examination for the early detection of melanoma. Int J Dermatol. 2010; 49(2): 126-134. doi:10.1111/j.1365-4632.2009.04268.x.
6. Prochaska JO, Velicer WF. The transtheoretical model of health behavior change. Am J Health Promot AJHP. 1997; 12(1): 38-48. doi:10.4278/0890-1171-12.1.38.
7. Robinson JK, Fisher SG, Turrisi RJ. Predictors of skin self-examination performance. Cancer. 2002; 95(1): 135-146. doi:10.1002/cncr.10637.
8. Djaja N, Youl P, Aitken J, Janda M. Evaluation of a skin self examination attitude scale using an item response theory model approach. Health Qual Life Outcomes. 2014; 12:189. doi:10.1186/s12955-014-0189-x.
9. Nguyễn Thị Pháp, Trần Thị Vân Khanh, Phạm Văn Phú. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên y khoa năm thứ 4 và thứ 5 tại Đại học Tây Nguyên. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2022, 512(2). doi:10.51298/vmj.v512i2.2271.
10. Nguyen Tuan Anh, Jonathan Rigg, Luong Thi Thu Huong, Dinh Thi Dieu . Becoming and being urban in Hanoi: Rural-urban migration and relations in Viet Nam. The Journal of Peasant Studies, Vol 39, No 5. doi:10.1080/03066150.2011.652618.
11. Nunnally, J. C. (1978). Psychometric theory (2nd ed.), McGraw Hill, New York.
12. Hair JF. Multivariate Data Analysis: An Overview. In: Lovric M, ed. International Encyclopedia of Statistical Science. Springer; 2011: 904-907. doi:10.1007/978-3-642-04898-2_395.
13. Koo TK, Li MY. A Guideline of Selecting and Reporting Intraclass Correlation Coefficients for Reliability Research. J Chiropr Med. 2016; 15(2): 155-163. doi:10.1016/j.jcm.2016.02.012.
14. Sarkhani N, Negarandeh R, Heshmatian ME. Investigating the psychometric properties of the Persian version of the attitude scale for cancer screening. BMC Public Health. 2023; 23(1): 2068. doi:10.1186/s12889-023-16981-1.
15. Cohen, J. (1988). Statistical Power Analysis for the Behavioral Sciences (2nd ed.). Lawrence Erlbaum Associates, Publishers, Hillsdale, NJ.