17. Nghiên cứu hình ảnh teo niêm mạc dạ dày trên nội soi theo phân loại Kimura-Takemoto tại Bệnh viện Bưu Điện

Phạm Thế Hưng, Đinh Đăng Hồng, Trần Cẩm Tú

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày trên nội soi theo phân loại Kimura-Takemoto và đối chiếu với kết quả mô bệnh học. Nghiên cứu tiến cứu trên 181 người bệnh được chẩn đoán teo niêm mạc dạ dày bằng nội soi theo phân loại Kimura-Takemoto tại Bệnh viện Bưu điện. Đặc điểm hình ảnh nội soi và kết quả mô bệnh học được phân tích để xác định mối tương quan giữa teo niêm mạc dạ dày trên nội soi và tổn thương mô bệnh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy dạng teo C2 phổ biến nhất (28,7%), tiếp theo là C1 (25,9%) và C3 (22,7%). Các dạng O1, O2, O3 có tỷ lệ thấp hơn (13,2%, 7,2%, 2,2%). Mức độ teo niêm mạc dạ dày trên nội soi nhẹ là 54,7%, mức độ teo vừa là 35,9%; nặng (O2-O3) chiếm tỷ lệ thấp (9,4%). Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori (65,2%) và dị sản ruột (46,4%). Teo niêm mạc dạ dày trên nội soi có tương quan chặt chẽ với viêm mạn tính (p = 0,01), viêm hoạt động (p < 0,01), viêm teo mô bệnh học (p < 0,05), dị sản ruột (p = 0,01), loạn sản (p < 0,05) và nhiễm H. pylori (p < 0,05). Phân loại Kimura-Takemoto là phương pháp nội soi hiệu quả trong chẩn đoán teo niêm mạc dạ dày trên nội soi, dễ áp dụng tại các cơ sở y tế và có giá trị trong tiên lượng bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Correa P, Piazuelo MB. Natural history of Helicobacter pylori infection. Digestive and Liver Disease. 2008; 40(7): 490-496.
2. Rawla P, Barsouk A. Epidemiology of gastric cancer: global trends, risk factors and prevention. Gastroenterology Review/Przegląd Gastroenterologiczny. 2019; 14(1): 26-38.
3. Sipponen P, Maaroos H-I. Chronic gastritis. Scandinavian journal of gastroenterology. 2015; 50(6): 657-667.
4. Thái Văn Dũng, Nguyễn Văn Bình, Thái Doãn Kỳ và cộng sự. Đánh giá kết quả bước đầu điều trị tổn thương loạn sản và ung thư dạ dày sớm bằng phương pháp cắt tách hạ niêm mạc qua nội soi. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 520(1A).
5. Trần Văn Hợp. Nghiên cứu giải phẫu bệnh ung thư dạ dày sau phẫu thuật. Tạp chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam. 2006; 1(3): 55-61.
6. Kimura K, Takemoto T. An endoscopic recognition of the atrophic border and its significance in chronic gastritis. Endoscopy. 1969; 1(03): 87-97.
7. Sugano K, Tack J, Kuipers EJ, et al. Kyoto global consensus report on Helicobacter pylori gastritis. Gut. 2015; 64(9): 1353-1367.
8. Nguyễn Thị Hòa Bình. Nghiên cứu chẩn đoán bệnh viêm dạ dày mạn tính bằng nội soi, mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori. Luận án Tiến sĩ Y học. 2001.
9. Mentis A-FA, Boziki M, Grigoriadis N, Papavassiliou AG. Helicobacter pylori infection and gastric cancer biology: tempering a double-edged sword. Cellular and Molecular Life Sciences. 2019; 76: 2477-2486.
10. Take S, Mizuno M, Ishiki K, et al. Baseline gastric mucosal atrophy is a risk factor associated with the development of gastric cancer after Helicobacter pylori eradication therapy in patients with peptic ulcer diseases. Journal of gastroenterology. 2007; 42: 21-27.
11. Phan Trung Nam, Nguyễn Thị Huyền Thương. Mối liên quan giữa teo niêm mạc dạ dày trên nội soi theo phân loại Kimura-Takemoto với đặc điểm mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2023; 1(13)
12. Alhussaini MS. Prevalence of Helicobacter pylori among patients with different gastrointestinal disorders in Saudi Arabia. Medical Journal of Indonesia. 2016; 25(4): 214-20.
13. Kimura K, Satoh K, Ido K, Taniguchi Y, Takimoto T, Takemoto T. Gastritis in the Japanese stomach. Scandinavian Journal of Gastroenterology. 1996; 31(sup214): 17-20.