Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y1 Trường Đại học Y Hà Nội

Hoàng Thị Linh Ngọc1, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Lê Thị Hương
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu trên 374 sinh viên Y1 trường Đại học Y Hà Nội năm 2020 mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên. Trong 374 trường hợp nghiên cứu, nam : 31,5%, nữ: 68,5%. Nhóm tuổi 18 chiếm 97,3% và nhóm trên 18 tuổi chiếm 2,7%. Tình trạng dinh dưỡng đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index- BMI). Mô hình hồi quy logistic sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố. Kết quả cho thấy 6,7 % sinh viên thừa cân-béo phì: 16,1% ở nam; 2,3% ở nữ. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 31,0% :19,5% ở nam và 36,3% ở nữ, chủ yếu là thiếu năng lượng trường diễn độ 1 (68,9%). Nghiên cứu cho thấy yếu tố giới, hoạt động thể lực và yếu tố tự đánh giá tình trạng dinh dưỡng bản thân của sinh viên và tình trạng dinh dưỡng liên quan đến nhau. Cần có biện pháp can thiệp nhằm dự phòng xu hướng thừa cân-béo phì, cải thiện tình trạng thiếu năng lượng trường diễn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của sinh viên.


 


 


 


 


 


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pham Van Phu Community-Based Model for Improving Child Nutrition Status: A success story in Yen Bai. Resource Centre. 2021. https://resourcecentre.savethechildren.net/.
2. Phạm Văn Phú Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng ở sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội. 2011. Tạp chí Y học, Tập 74(3), tr 345-350.
3. Bùi Thị Thúy Quyên, Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên y2 trường Đại học Y Hà Nội năm 2010, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội. 2011.
4. Nurul Huda and Ruzita Ahmad. Prelimitary Survey on Nutritional Status among University Students at Malaysia. Pakistan Journal of Nutrition 9 (2), tr 125-127. 2010
5. Hoàng Thu Soan, Nguyễn Văn Tư, Trịnh Xuân Đàn. Một số đặc điểm về hình thái thể lực và dinh dưỡng của sinh viên trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Tạp chí Sinh lý học, (tập 11 số 1), tr 42-46. 2007
6. Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010, Thừa cân-béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành Việt Nam 25-64 tuổi. Nhà xuất bản Y học, 2007, tr 91.
7. Chiều cao ở nhóm thanh niên 18 tuổi tăng mạnh.http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc-su-kien-noi-bat/chieu-cao-o-nhom-thanh-nien-18-tuoi-tang-manh.html. Accessed June 26, 2021.
8. Nguyễn Văn Hội, “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y2 trường Đại học Y hà Nội năm 2010”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, 2010. Đai học Y Hà Nội.
9. Time Trends in Blood Pressure, Body Mass Index and Smoking in the Vietnamese Population: A Meta-Analysis from Multiple Cross-Sectional Surveys. https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0042825. Accessed June 26, 2021.
10. Lê Đình Vấn và cs, “Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng và BMI của thanh niên Việt Nam”. Tạp chí Y-Dược học Quân sự, (tập 34 số 1), tr.42-47. 2009