37. Thực trạng sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại Bình Dương và Kiên Giang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những hậu quả lớn cả về thể chất và sức khoẻ tâm thần cho nhân viên y tế trên thế giới và Việt Nam. Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế trực tiếp tham gia phòng chống COVID-19 tại tỉnh Bình Dương và Kiên Giang năm 2022. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu trên 194 nhân viên y tế tham gia nghiên cứu cho thấy, có 55% số nhân viên y tế bị 1 lần mắc COVID-19, 16% nhân viên y tế bị mắc COVID-19 2 lần, 6% mắc COVID-19 3 lần. Năm 2021 có đến 79,7% nhân viên y tế lo lắng dịch bệnh COVID-19 không được kiểm soát nhưng đến năm 2022 chỉ còn 23,5%. Theo thang điểm đánh giá rối loạn stress sau sang chấn (PTSD,) có 11% nhân viên y tế có khả năng PTSD và cần quan tâm về mặt y tế; có 8% nhân viên y tế có triệu chứng nặng và nghiêm trọng về stress. Kết quả cho thấy, các vấn đề lo lắng, tỷ lệ bị rối loạn stress sau sang chấn ở nhân viên y tế còn khá cao và cần có các giải pháp hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch bệnh trong tương lai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tâm thần, nhân viên y tế, COVID-19, Bình Dương, Kiên Giang
Tài liệu tham khảo
2. Worldmeters. COVID-19 Coronavirus pandemic. https://www.worldometers.info/coronavirus/
3. World Health Organization. COVID-19 in Viet Nam Situation Report 108. Accessed January, 10, 2024.
4. Lê Thị Thanh Xuân NTT, Phạm Thị Quân, Tạ Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Huy Hoàng, Trần Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Vinh, . Tác động của đại dịch Covid-19 tới nhân Viên Y Tế tại Hà Nội năm 2020. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021; 144(8): 1-8. doi:https://doi.org/10.52852/tcncyh.v144i8.458.
5. Khổng Văn Cường, Đỗ Nam Khánh, Trương Hoàng Anh, Lê Minh Giang. Thực trạng nhân lực y tế tuyến xã tham gia phòng chống Covid-19 tại một số tỉnh trọng điểm trong năm 2021, 2022. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 04/27 2023; 165(4): 217-225. doi:10.52852/tcncyh.v165i4.1534.
6. Trần Thanh Thúy Đỗ Nam Khánh, Trần Thị Hảo, Trương Hoàng Anh, Lê Minh Giang. Thực trạng Tham Gia phòng chống dịch Covid-19 của nhân Viên Y Tế tuyến huyện tại một số tỉnh năm 2021 Và 2022. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023; 165(4): 208-216. doi:https://doi.org/10.52852/tcncyh.v165i4.1533.
7. Aljaberi MA, Lee KH, Alareqe NA, et al. Rasch Modeling and Multilevel Confirmatory Factor Analysis for the Usability of the Impact of Event Scale-Revised (IES-R) during the COVID-19 Pandemic. Healthcare (Basel). Sep 24 2022; 10(10)doi:10.3390/healthcare10101858.
8. Đỗ Nam Khánh, Lê Minh Giang, Hoàng Thị Hải Vân. Thách thức về sức khỏe thể chất của nhân viên y tế tuyến xã tham gia phòng chống COVID-19 năm 2021-2022. VMJ. 2023; 533(1B). doi:10.51298/vmj.v533i1B.7873.
9. Trần Thanh Hương, Trần Thơ Nhị, Nguyễn Kim Thư. Một số yếu tố xã hội liên quan tới stress sau sang chấn ở nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc Việt Nam trong thời kỳ COVID-19. VMJ. 2021; 505(2). doi:10.51298/vmj.v505i2.113.