38. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước phẫu thuật dạ dày tại Bệnh viện K Tân Triều năm 2024

Hà Anh Đức, Đỗ Nam Khánh, Nguyễn Thị Thanh Hòa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Suy dinh dưỡng (SDD) là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng lớn đến người bệnh ung thư trong đó có người bệnh ung thư dạ dày. Nghiên cứu này nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước phẫu thuật ung thư dạ dày tại Bệnh viện K Tân Triều năm 2024. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 131 người bệnh được chẩn đoán ung thư dạ dày và có chỉ định phẫu thuật. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng trước phẫu thuật theo đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan (PG-SGA) là 62,6%, trong đó 25,2% ở mức nặng. Theo chỉ số khối cơ thể (BMI), có 29,8% người bệnh thiếu cân. Theo chu vi vòng cánh tay (MUAC) phát hiện 13% suy dinh dưỡng. Albumin giảm ở 11,4% người bệnh, chủ yếu mức nhẹ và vừa. Tình trạng thiếu máu trước mổ chiếm 26,7%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa BMI và PG-SGA, MUAC (p < 0,001). Như vậy, tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu máu trước phẫu thuật ung thư dạ dày còn phổ biến. Cần đánh giá dinh dưỡng toàn diện và can thiệp sớm để cải thiện kết quả điều trị và giảm biến chứng sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. IARC, World cancer report: Cancer research for cancer prevention. International Agency for Research on Cancer., Lyon, France, 2020.
2. Kanda M, Mizuno A, Tanaka C et al. Nutritional predictors for postoperative short-term and long term outcomes of patients with gastric cancer.Medicine (Baltimore).2016; 95(24): e3781.
3. Đoàn Duy Tân, Lý Nhã Đam, Phạm Thị Lan Anh. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trước mổ và các yếu tố liên quan đến bệnh nhân ung thư dạ dày tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.Y học TP. Hồ Chí Minh. 2019; 23(2): 157-162.
4. Xinying Wang, Dong Hang, et at. Poor Pre-operative Nutritional Status Is a Risk Factor of Post-operative Infections in Patients With Gastrointestinal Cancer-A Multicenter Prospective Cohort Study. Front in Nurt. 2022; 9(850063): 1-11.
5. The Investigation on the Nutrition Status and Clinical Outcome of Common Cancers (INSCOC) Group, Guo ZQ, Yu JM, et al. Survey and analysis of the nutritional status in hospitalized patients with malignant gastric tumors and its influence on the quality of life. Support Care Cancer. 2020; 28(1): 373-380.
6. Phạm Văn Dũng, Phạm Văn Phú và cs. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh phẫu thuật ung thư dạ dày tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2023. Tạp trí Y học Việt Nam. 2023; 553(2): 257-262.
7. Lai Nam Tài, Trương Thanh An và cs. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trước phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư dạ dày tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 527(1): 124-129.
8. Nguyễn Thị Thanh Hòa và cs. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày do ung thư tại Bệnh viện K năm 2023. Tạp chí Y học Cộng đồng Việt Nam. 2023; 64(10): 144-151.
9. Kubota T, Shoda K, Konishi H, Okamoto K, Otsuji E. Nutrition update in gastric cancer surgery. Ann Gastroenterol Surg. 2020;4(4):360-368. Published 2020 Jun 8. doi:10.1002/ags3.12351.
10. World Health Organization, 2024, Haemoglobin cut-offs to define anemia in individuals and populations. https://www.guidelinecentral.com/guideline/3534081/#section-3534098
11. Nitichai N, Angkatavanich J, Somlaw N, Voravud N, Lertbutsayanukul C. Validation of the Scored Patient-Generated Subjective Global Assessment (PG-SGA) in Thai Setting and Association with Nutritional Parameters in Cancer Patients. Asian Pac J Cancer Prev. 2019; 20(4): 1249-1255. Published 2019 Apr 29. doi:10.31557/APJCP.2019.20.4.1249.
12. Jensen GL et al. Adult starvation and disease-related malnutrition: a proposal for etiology-based diagnosis. JPEN J Parenter Enteral Nutr. 2010; 34(2): 156–159.
13. Cederholm T. et al. ESPEN guidelines on clinical nutrition in cancer. Clin Nutr. 2021; 40(5): 2898–2913.