Hiệu quả của hai phác đồ sử dụng polyethylene glycol 3350 và lactulose trong điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em dưới 6 tuổi
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Táo bón là một bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của hai phác đồ có sử dụng polyethylene glycol 3350 và lactulose trong điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em dưới 6 tuổi. Thực hiện thử nghiệm lâm sàng mở, ngẫu nhiên có đối chứng trên trẻ từ 12 tháng đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán táo bón mạn tính theo tiêu chuẩn ROME IV. 156 trẻ được ngẫu nhiên chia vào hai nhóm điều trị bằng lactulose (1,5ml/kg/ngày) hoặc polyethylene glycol 3350 (0,5g/kg/ngày) trong 3 tháng. Nghiên cứu thu được kết quả số lần đại tiện trung bình trong tuần và tỷ lệ đại tiện phân mềm của cả hai nhóm tăng rõ rệt tại các thời điểm 1, 2 và 3 tháng sau điều trị (p < 0,001). Tỷ lệ trẻ cải thiện số lần đại tiện trung bình trong tuần, phân mềm và không có máu, đau hậu môn, gắng sức khi đại tiện và tư thế giữ phân ở nhóm sử dụng polyethylene glycol 3350 cao hơn nhóm sử dung lactulose ở các thời điểm đánh giá (p < 0,05). Các tác dụng không mong muốn ở nhóm polyethylene glycol 3350 ít hơn nhóm lactulose, p < 0,05. Hiệu quả điều trị của nhóm trẻ sử dụng phác đồ có polyethylene glycol 3350 cao hơn so với phác đồ có lactulose tại các thời điểm đánh giá, p < 0,05. Phác đồ sử dụng polyethylene glycol 3350 có hiệu quả điều trị cao hơn và tác dụng không mong muốn thấp hơn so với phác đồ sử dụng lactulose.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
áo bón chức năng, mạn tính, polyethylene glycol 3350, lactulose, trẻ em.
Tài liệu tham khảo
2. Tabbers MM, DiLorenzo C, Berger MY, et al. European Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition; North American Society for Pediatric Gastroenterology. Evaluation and treatment of functional constipation in infants and children: evidence - based recommendations from ESPGHAN and NASPGHAN. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2014; 58(2):258–27
3. Van den Berg MM, Benninga MA, Di Lorenzo C. Epidemiology of childhood constipation: A systematic review. Am. J. Gastroenterol. 2006;101(10): 2401 - 2409
4. Baker SS, Liptak GS, Colletti RB, et al. Evaluation and treatment of constipation in infants and children: recommendations of the North American Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2006; 43:1 - 13.
5. Đỗ Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Việt Hà. Đánh giá hiệu quả điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em: thử nghiệm lâm sàng mở, ngẫu nhiên có đối chứng. Tạp chí Y học thực hành. 2017:1043 (5): 127 - 129.
6. Phạm Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Việt Hà. Đánh giá hiệu quả của PEG 4000 và lactulose trong điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em lứa tuổi tiểu học: thử nghiệm lâm sàng mở, ngẫu nhiên có đối chứng. Tạp chí Y học Thực hành Thành phố Hồ Chí Minh. 2017; 21(6):144.
7. Drossman DA. Guidelines Rome IV Diagnostic Criteria for Functional Gastrointestinal Disorders. Gastroenterology.2016.;150:1262–1279.
8. Jarzebicka D, Sieczkowska - Golub J, Kierkus J, et al. PEG 3350 Versus Lactulose for Treatment of Functional Constipation in Children: Randomized Study. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2019 Mar;68(3):318 - 324.
9. Voskuijl W, de Lorijn F, Verwijs W, et al. PEG 3350 (Transipeg) versus lactulose in the treatment of childhood functional constipation: a double blind, randomized, controlled, multicentre trial. Gut. 2004. Nov;53(11):1590 - 4
10. Dheivamani N, Thomas W, Bannerjii R, et al. Efficacy of polyethylene glycol 3350 as compared to lactulose in treatment of ROME IV criteria - defined pediatric functional constipation: A randomized controlled trial. Indian J Gastroenterol. 2021 Apr; 40(2):227 - 233.
11. Candy DC, Diane E, Mike G, et al. Treatment of Faecal Impaction with Polyethelene Glycol Plus Electrolytes (PGE + E) Followed by a Double - blind Comparison of PEG + E Versus Lactulose as Maintenance Therapy. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2006;43(1):65 - 70.