Tình trạng miễn dịch dịch thể của trẻ em đối với bệnh bạch hầu tại Tỉnh Kon Tum, năm 2020

Lê Văn Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Vân, Nguyễn Hoàng Quân, Phạm Văn Doanh, Nguyễn Thị Thu Trâm, Dương Thị Ngọc Thúy, Phạm Ngọc Thanh, Đỗ Ngọc Hòa, Nguyễn Lộc Vương, Viên Chinh Chiến

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng kháng thể IgG kháng độc tố bạch hầu của trẻ em tại tỉnh Kon Tum, năm 2020. Sử dụng kỹ thuật miễn dịch gắn enzyme (ELISA) để định lượng nồng độ kháng thể kháng độc tố bach hầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tống số 662 trẻ tham gia nghiên cứu, có 33,1% trẻ không có kháng thể bảo vệ; 6,3% trẻ có kháng thể bảo vệ một phần và 60,6% trẻ có kháng thể bảo vệ đầy đủ. Tỷ lệ trẻ em gái (63,6%) có kháng thể bảo vệ đầy đủ cao hơn trẻ em trai (57,5%). Tỷ lệ có kháng thể bảo vệ đầy đủ ở nhóm tuổi 0 - 5 là 62,6%, sau đó giảm nhẹ ở các nhóm tuổi tiếp theo. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng miễn dịch giữa nhóm trẻ đã được tiêm và chưa tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu (p≤0,001). Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm kiểm soát sự bùng phát dịch bạch hầu ở trẻ em nói riêng và cộng đồng dân cư tại tỉnh Kon Tum nói chung trong thời gian tới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. CDC. Diphtheria. In: Atkinson W, Wolfe S, Hamborsky J (eds). Epidemiology and Prevention of Vaccine-Preventable Diseases, 12th edn. Washington, DC: Public Health Foundation. 2012; 12: 75 - 86.
2. Cục Y tế dự phòng. Tình hình dịch bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng chống trọng tâm, 2020. Ngày truy cập 22/6/2021. https://vncdc.gov.vn/files/article_attachment/2020/9/2-cuc-ytdp-bai-trinh-bay-bach-hau-hoi-nghi-pcd-1992020-new.pdf.
3. Doanh PV, Pham DT, Ha NT, et al. An outbreak of diphtheria in K’Bang District, Gia Lai, Vietnam, October 2013 – July 2014. International Journal of Infectious Dis. 2016; 45(172): 1 - 447.
4. Phạm Thọ Dược, Trần Đắc Phu, Phạm Ngọc Thanh và cộng sự. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu ở trẻ (1 - 5 tuổi) tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum – 2016. Tạp chí Y học dự phòng. 2016; XXVI: 15(188): 97 – 103.
5. Lê Văn Bé, Nguyễn Thị Lan Phương, Phạm Thọ Dược và cộng sự. Đánh giá đáp ứng kháng thể kháng bạch hầu sau can thiệp bằng vắc xin uốn ván –bạch hầu (Td) trên đối tượng 6 đến 25 tuổi tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, từ 5/2016 - 3/2017. Tạp chí Y học dự phòng. 2017; 27(8): 465 - 471.
6. WHO. The Immunological Basis for Immunization Series: Module 2: Diphtheria. Received on 22 June 2021. https://www.who.int/publications/i/item/who-immunological-basis-for-immunization-series-module-2-diphtheria.
7. Nguyen TD, Dang A, Van Damme P, et al. Coverage of the expanded program on immunization in Vietnam: Results from 2 cluster surveys and routine reports. Hum Vaccin Immunother. 2015; 11(2164 - 554X): 1526 - 1533.
8. Scheifele DW, Ochnio JJ. Module 2: Diphtheria (update 2009). In: The immunological basis for immunization series. Geneva: World Health Organization. 2009.
9. Brennan M, Vitek C, Strebel P, et al. How many doses of diphtheria toxoid are required for protection in adults? Results of a case-control study among 40- to 49-year-old adults in the Russian Federation. J Infect Dis. 2000; 181: S193 – S196.
10. Wanlapakorn N, Pornsak Y, Tharmaphornpilas P, et al. Diphtheria outbreak in Thailand, 2012; seroprevalence of diphtheria antibodies among Thai adults and its implications for immunization programs. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 2012; 45: 1132 - 1141.
11. Ang LW, James L, Goh KT. Prevalence of diphtheria and tetanus antibodies among adults in Singapore: a national serological study to identify most susceptible population groups. J Public Health (Oxf). 2015; 38: 99 - 105.
12. Li X, Chen M, Zhang T, et al. Seroepidemiology of diphtheria and pertussis in Beijing, China: A cross-sectional study. Hum Vaccin Immunother. 2015; 11(10): 2434 - 2439.
13. An DTM, Lee JK, Minh HV, et al. Timely immunization completion among children in Vietnam from 2000 to 2011: a multilevel analysis of individual and contextual factors. 2016; 29(9): 29189.
14. Kjeldsen K, Simonsen O, Heron I. Immunity against diphtheria 25-30 years after primary vaccination in childhood. Lancet. 1985; i: 175.
15. Bitragunta S, Murhekar MV, Chakravarti A, et al. Safety and immunogenicity of a single dose of tetanus-diphtheria (Td) vaccine among non/partially immune children against diphtheria and/or tetanus, Hyderabad, India, 2007. Vaccine 2010; 28: 5934–38.