Tỷ lệ tái nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một số yếu tố liên quan
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là biến cố quan trọng trong tiến trình của bệnh. Nghiên cứu tiến cứu trên 122 bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 08/2019 nhằm xác định tỷ lệ tái nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong 12 tháng và một số yếu tố liên quan. Sau khi điều trị đợt cấp ổn định, bệnh nhân được đánh giá về các đặc điểm lâm sàng và một số chỉ số cận lâm sàng, sau đó theo dõi trong 12 tháng. Kết quả 113 bệnh nhân được theo dõi với 142 lần tái nhập viện, số lần tái nhập viện trung bình là 1,3; tỷ lệ bệnh nhân tái nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong 12 tháng theo dõi là 54,9%. Tiền sử nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong năm trước, chỉ số khối cơ thể - BMI < 20, điểm đánh giá ảnh hưởng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (CAT - COPD Assessment Test) > 10 và tỷ lệ bạch cầu ái toan máu ngoại vi ≥ 2% đều có liên quan đến tái nhập viện vì đợt cấp với p < 0,05. Yếu tố có giá trị tiên lượng độc lập với tái nhập viện vì đợt cấp là BMI < 20 (OR = 0,419; 95%CI: 0,174 - 1,008; p = 0,05) và tiền sử đợt cấp nhập viện trước đó (OR = 0,38; 95%CI: 0,16 - 0,903; p = 0,029).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhập viện vì đợt cấp, tái nhập viện, yếu tố nguy cơ
Tài liệu tham khảo
2. Schellack N, Schellack G, Omoding R. Chronic obstructive pulmonary disease: An update. SA Pharm J. 2015;82 (6):24 - 29.
3. Gajanan G. Risk Factors for Frequent Hospital Readmissions for Acute Exacerbations of COPD. Clin Med Res. 2013;2 (6):167. doi:10,11648/j. cmr.20130206.20
4. Cao Z, Ong KC, Eng P, Tan WC, Ng TP. Frequent hospital readmissions for acute exacerbation of COPD and their associated factors. Respiro logy. Published online 2006. doi:10,1111/j.1440 - 1843.2006.00819.x
5. Tsui MSN, Lun FCT, Cheng LSL, et al. Risk factors for hospital readmission for COPD after implementation of the GOLD guidelines. Int J Tuberc Lung Dis. 2016;20 (3):396 - 401. doi:10,5588/ijtld.15.0256
6. Duman D, Aksoy E, Agca MC, et al. The utility of inflammatory markers to predict readmissions and mortality in COPD cases with or without eosinophilia. Int J COPD. 2015;10 (1):2469 - 2478. doi:10,2147/COPD.S90330
7. Couillard S, Larivée P, Courteau J, Vanasse A. Eosinophils in COPD Exacerbations Are Associated With Increased Readmissions. Chest. Published online 2017. doi:10,1016/j.chest.2016.10,003
8. Chang C, Zhu H, Shen N, Han X, Chen Y, He B. Utility of the combination of serum highly - sensitive C - reactive protein level at dischargeand a risk index in predicting readmission for acute exacerbation of COPD,. J Bras Pneumol. Published online 2014. doi:10,1590/s1806 - 37132014000500005
9. Anthonisen NR, Manfreda J, Warren CPW. Antiobiotic therapy in exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease. Ann Intern Med. Published online 1987. doi:10,7326/0003 - 4819 - 106 - 2 - 196
10, Coventry PA, Ge mmell I, Todd CJ. Psychosocial risk factors for hospital readmission in COPD patients on early discharge services: A cohort study. BMC Pulm Med. 2011;11. doi:10,1186/1471 - 2466 - 11 - 49
11. Jabarkhil A, Moberg M, Janner J, et al. Elevated blood eosinophils in acute COPD exacerbations: better short - and long - term prognosis. Eur Clin Respir J. Published online 2020, doi:10,1080/20018525.2020,1757274
12. Ozyilmaz E, Kokturk N, Teksut G, Tatlicioglu T. Unsuspected risk factors of frequent exacerbations requiring hospital admission in chronic obstructive pulmonary disease. Int J Clin Pract. Published online 2013. doi:10,1111/ijcp.12150