Kiến thức bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai Công ty ở Đồng Nai năm 2020

Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Phạm Thị Quân, Nguyễn Quốc Doanh, Lê Thị Hương, Nguyễn Xuân Phúc, Ngô Ngọc Thanh, Tạ Thị Kim Nhung

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh bụi phổi silic vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng được bằng việc nâng cao hiểu biết của người lao động. Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức về bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai công ty ở Đồng Nai năm 2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tiến hành phỏng vấn toàn bộ người lao động có tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trên 1 năm. Nghiên cứu chỉ ra rằng 52,4% người lao động biết về những hậu quả khi mắc phải bệnh này, khoảng 40,0% người lao động có kiến thức về việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh. 39,0% người lao động chưa biết về dấu hiệu mắc bệnh, 56,9% người lao động chưa biết bệnh bụi phổi silic là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm, 45,1% người lao động không biết việc đeo khẩu trang đúng quy định sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuổi nghề cao và việc không hút thuốc là những yếu tố liên quan đến việc có kiến thức tốt hơn về bệnh bụi phổi silic và cách phòng chống mắc bệnh. Phải nâng cao kiến thức cho người lao động về phòng bệnh để giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng do bệnh gây ra, đặc biệt là những người lao động có tuổi nghề thấp và hiện đang hút thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Thông tư 15/2016/TT-BYT: Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. 2016.
2. Tran Thi Ngoc Lan, Le Van Trung, Nguyen Thi Hong Tu, et al. Distribution of Silica- exposed Workers by Province and Industry in Viet Nam. . Int Arch Occup Environ Health. 2003;9:128–133.
3. Nguyễn Khắc Hải. Định hướng hoạt động y học lao động ở Việt Nam năm 2006 - 2010. Hội nghị khoa học Y học lao động lần thứ III.2006.
4. Churchyard GJ, Ehrlich R, WaterNaude JM, et al. Silicosis prevalence and exposure-response relations in South African goldminers. Occup Environ Med. 2004; 61(10):811-816.
5. Select Research (Pvt) LTD. Knowledge, Attitudes and Practises (KAP) on TB, HIV and Silicosis Among Key Populations Aged 15 and 59 years in Southern Africa. Final Report Prepared for Wits Health Consortium (WHC). 2017. p54.
6. Lê Thị Hằng, Đào Xuân Vinh, Đoàn Huy Hậu, và cs. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic ở công nhân sản xuất vật liệu ngành xây dựng. Tạp chí Y học thực hành. 2002;408(2):73 - 75.
7. Tạ Thị Kim Nhung, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân và cs. Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở một nhà máy luyện gang và một số yếu tố liên quan năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;478:96-100.
8. Barber C. M., Fishwick D., Carder M., et al. Epidemiology of silicosis: reports from the SWORD scheme in the UK from 1996 to 2017. Occup Environ Med. 2019;76(1):17-21.
9. Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương, Khương Văn Duy và cs. Kiến thức, thái độ của người lao động tại một công ty thuộc tỉnh Hải Dương năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;484:92-96.
10. Souza T. P., Watte G., Gusso A. M., et al. Silicosis prevalence and risk factors in semi-precious stone mining in Brazil. Am J Ind Med. 2017;60(6):529-536.
11. Nandi S, Burnase N, Barapatre A, et al. Assessment of Silicosis Awareness among Stone Mine Workers of Rajasthan State. Indian journal of occupational and environmental medicine. 2018;22(2):97-100.
12. Viet Nguyen, Huyen Nguyen Thi Thu, Huong Le Thi, et al. Knowledge, Attitude, and Practices (KAP) on Silicosis Among High-Risk Worker Population in Five Provinces in Vietnam. Proceedings of the International Conference on Innovations for Sustainable and Responsible Mining. 2020. ISRM 2020 - Vol 1: 469–484.