Đặc điểm lâm sàng của lỗ hoàng điểm do chấn thương đụng dập nhãn cầu
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Lỗ hoàng điểm do chấn thương có những đặc điểm lâm sàng đặc biệt cũng như tiến triển, tiên lượng hoàn toàn khác với lỗ hoàng điểm nguyên phát. Đối tượng của lỗ hoàng điểm chấn thương thường là người trẻ, trong độ tuổi lao động với thị lực ban đầu rất kém. Với sự phát triển của chụp cắt lớp quang học OCT, lâm sàng hiện nay đã có thể tiến hành quan sát hình thể của lỗ hoàng điểm, đo đạc, tính toán các thông số có thể có giá trị tiên lượng cho quá trình điều trị lỗ hoàng điểm chấn thương. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng của lỗ hoàng điểm do chấn thương đụng dập nhãn cầu. Nghiên cứu mô tả được tiến hành trên 33 mắt của 33 bệnh nhân có lỗ hoàng điểm do chấn thương đụng dập nhãn cầu. Kết quả cho thấy độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 27,33 ± 7,56 (năm). 100% là nam giới. Nguyên nhân gây chấn thương chủ yếu là tai nạn sinh hoạt chiếm 60,6%. Có 42,42% số bệnh nhân đến viện khám trong khoảng thời gian từ 1 - 3 tháng sau chấn thương, 33,33% đến viện muộn sau 1 năm kể từ thời điểm chấn thương. 100% bệnh nhân có triệu chứng nhìn mờ, trong số đó 78,8% nhìn mờ ngay sau khi bị chấn thương. 57,6% có thị lực lúc vào viện dưới 20/200, Thị lực tốt nhất của nhóm bệnh nhân không quá 20/80, Chiều dày trung tâm hoàng điểm < 200 µm chiếm 54,6%. Kích thước đỉnh lỗ hoàng điểm lớn ≥ 400 µm chiếm tỉ lệ 72,7%. Kích thước đáy lỗ hoàng điểm lớn từ 1000 - < 2000 µm chiếm tỉ lệ cao nhất là 72,7%. Chỉ số lỗ hoàng điểm ≥ 0,5 chỉ chiếm 3%. Yếu tố tạo lỗ hoàng điểm ≥ 0,9 chiếm 0%. Chỉ số co kéo tạo lỗ hoàng điểm ≤ 1,41 chiếm tỉ lệ 100%. 9,1% có hiện tượng bong dịch kính sau hoàn toàn. Các tổn thương phối hợp bao gồm xuất huyết dịch kính, lệch thủy tinh thể, đứt chân mống mắt, đứt chân võng mạc, lõm mắt. Lỗ hoàng điểm chấn thương là một bệnh nặng gây tổn hại nghiêm trọng đến chức năng thị giác. Thị lực ban đầu kém, kích thước lỗ hoàng điểm lớn, các chỉ số đo đạc và tính toán được trên OCT đều hướng tới một tiên lượng kém cho phục hồi giải phẫu và chức năng sau điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lỗ hoàng điểm, chấn thương đụng dập nhãn cầu
Tài liệu tham khảo
2. Huang J, Liu X, Wu Z, Sadda S. Comparison of full - thickness traumatic macular holes and idiopathic macular holes by optical coherence tomography. Graefe’s Archive for Clinical and Experimental Ophthalmology. 2010;248 (8):1071 - 1075.
3. Yamashita T, Uemara A, Uchino E, Doi N, Ohba N. Spontaneous closure of traumatic macular hole. Am J Ophthalmol. Feb 2002;133 (2):230 - 5. doi:10,1016/s0002 - 9394 (01)01303 - 4
4. Johnson RN, McDonald HR, Lewis H, et al. Traumatic macular hole: observations, pathogenesis, and results of vitrectomy surgery. Ophthalmology. 2001;108 (5):853 - 857.
5. Miller JB, Yonekawa Y, Eliott D, et al. Long - term follow - up and outcomes in traumatic macular holes. American Journal of Ophthalmology. 2015;160 (6):1255 - 1258. e1.
6. Ip MS, Baker BJ, Duker JS, et al. Anatomical outcomes of surgery for idiopathic macular hole as determined by optical coherence tomography. Archives of Ophthalmology. 2002;120 (1):29 - 35.
7. Ullrich S, Haritoglou C, Gass C, Schaumberger M, Ulbig M, Kampik A. Macular hole size as a prognostic factor in macular hole surgery. British Journal of Ophthalmology. 2002;86 (4):390 - 393.
8. Dai Y, Shen J, Li J, Jin X, Li Y. Optical coherence tomography predictive factors for idiopathic macular hole surgery outcome. [Zhonghua yan ke za zhi] Chinese journal of ophthalmology. 2013;49 (9):807 - 811.
9. Desai V, Hee M, Puliafito C. Optical coherence tomography of macular holes. Macular hole: pathogenesis, diagnosis and treatment Oxford: Butterworth - Heinemann. 1999:37 - 47.
10, Ruiz - Moreno J, Staicu C, Pinero D, Montero J, Lugo F, Amat P. Optical coherence tomography predictive factors for macular hole surgery outcome. British Journal of Ophthalmology. 2008;92 (5):640 - 644.