Kết quả điều trị rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch

Nguyễn Chí Thành1, Nguyễn Quang Tùng
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả kết quả điều trị bệnh nhân rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019. Phương pháp nghiên cứu là can thiệp lâm sàng không đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian nằm viện trung bình là 14,89 ngày. Tỷ lệ truyền khối hồng cầu cao nhất (47,06%), truyền khối tiểu cầu (26,49%), tiếp theo là huyết tương tươi đông lạnh (20,59%). Đa số bệnh nhân được sử dụng thuốc chống đông, chiếm 71,43%. Điều trị rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch có hiệu quả với điểm trung bình giảm từ 5,1 xuống còn 4,2, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong đó số lượng tiểu cầu trung bình và tỷ lệ PT% tăng rõ rệt, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch, phối hợp chặt chẽ điều trị bệnh nền, truyền chế phẩm máu và sử dụng thuốc chống đông hợp lí để nâng cao hiệu quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Anh Trí. Đông máu ứng dụng: Đông máu rải rác trong lòng mạch. 2008; Đông máu ứng dụng trong lâm sàng, Hà Nội, 138.
2. Đỗ Trung Phấn, Bùi Thị Mai An, Nguyễn Thị Minh An. Hội chứng mất sợi huyết- đông máu rải rác trong lòng mạch. 2014; Bài giảng Huyết học- Truyền máu sau đại học. NXB Y học, Ha Noi, 255-261.
3. Phạm Quang Vinh N.H.T. Rối loạn đông máu mắc phải. 2019; Bài giảng sau đại học Huyết học - Truyền máu tập 1. Nhà xuất bản y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 397-411.
4. Trần Văn Bé. Đông máu nội mạch lan tỏa và đông máu tiêu thụ. 1998; NXB Y học, Ho Chi Minh, 266-268.
5. Singh B., Hanson A.C., Alhurani R. và cộng sự. Trends in the incidence and outcomes of disseminated intravascular coagulation in critically ill patients (2004 - 2010): a population-based study. 2013; Chest, 143(5), 1235 - 1242.
6. Hideo Wada T.M. Diagnosis and treatment of disseminated intravascular coagulation (DIC) according to four DIC guidelines. 2014; Journal of Intensive Care.
7. H Shi, F Qiao, H Yang, Q Chen, Y Wang. Comparisonbetween ISTH criteria and two Japanese criteria for diagnosis of disseminated intravascular coagulation in obstetric patients. 2013; The Official journal of the International Society for Laboratory Hematology, 35-38.
8. Hideo Wada E.C.G. Comparison of Diagnostic Criteria for Disseminated Intravascular Coagulation (DIC): Diagnostic Criteria of the International Society of Thrombosis and Hemostasis (ISTH) and of the Japanese Ministry of Health and Welfare for Overt DIC.2013; American Journal of Hematology, 27-33.
9. Bạch Quốc Khánh. Kết quả chẩn đoán và điều trị đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) tại viện Huyết học- Truyền Máu Trung Ương. 2009; Tạp chí Y học Việt Nam, 355, 50-55.
10. Vũ Thị Duyên. Nghiên cứu một số đặc điểm xét nghiệm trong chẩn đoán Lơ xê mi cấp tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2014 - 2016. 2016; Luận văn tốt nghiệp cử nhân y khoa, 32 - 37.