Ung thư biểu mô tế bào thận dạng sarcoma di căn xương sườn: Báo cáo ca bệnh và hồi cứu y văn

Phạm Thuần Mạnh, Trần Ngọc Minh, Nguyễn Thị Quỳnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư biểu mô tế bào thận dạng sarcoma (sRCC) là típ ung thư biểu mô mất biệt hóa hiếm gặp với tỷ lệ di căn cao và tiên lượng xấu. Các vị trí di căn thường gặp bao gồm hạch bạch huyết, phổi, gan và xương. Chúng tôi báo cáo một trường hợp sRCC di căn đến vị trí không thường gặp là xương sườn. Bệnh nhân nam, 52 tuổi, vào viện vì đau vùng vai phải. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) hệ tiết niệu thấy 1/3 giữa thận phải có khối kích thước 36 x 37mm; chụp CLVT lồng ngực thấy ổ tổn thương tiêu xương cung bên xương sườn 6 bên phải. Bệnh nhân được sinh thiết xương sườn và sinh thiết thận với chẩn đoán là sRCC di căn xương, sau đó bệnh nhân đã được cắt bỏ toàn bộ thận phải. Hình ảnh vi thể cho thấy mô u gồm thành phần ung thư biểu mô tế bào thận típ tế bào sáng kết hợp thành phần dạng sarcoma với các tế bào hình thoi ác tính. Chẩn đoán sau mổ: Ung thư biểu mô tế bào thận típ tế bào sáng có thành phần dạng sarcoma, độ IV, di căn xương sườn. SRCC là thể hiếm gặp, có tiên lượng xấu. U được cấu tạo bởi hai thành phần mô học là biểu mô và dạng sarcom, có thể gây khó khăn cho chẩn đoán trên sinh thiết trước phẫu thuật nếu mô u chỉ có một trong hai thành phần này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: a cancer journal for clinicians. 2021;71(3):209-249.
2. Blum KA, Gupta S, Tickoo SK, et al. Sarcomatoid renal cell carcinoma: biology, natural history and management. Nature Reviews Urology. 2020;17(12):659-678.
3. Moch H, Cubilla AL, Humphrey PA, Reuter VE, Ulbright TM. The 2016 WHO classification of tumours of the urinary system and male genital organs-part A: renal, penile, and testicular tumours. European urology. 2016;70(1):93-105.
4. Mian BM, Bhadkamkar N, Slaton JW, et al. Prognostic factors and survival of patients with sarcomatoid renal cell carcinoma. The Journal of urology. 2002;167(1):65-70.
5. Cheville JC, Lohse CM, Zincke H, et al. Sarcomatoid renal cell carcinoma: an examination of underlying histologic subtype and an analysis of associations with patient outcome. The American journal of surgical pathology. 2004;28(4):435-441.
6. Schieda N, Thornhill RE, Al-Subhi M, et al. Diagnosis of sarcomatoid renal cell carcinoma with CT: evaluation by qualitative imaging features and texture analysis. American Journal of Roentgenology. 2015;204(5):1013-1023.
7. de Peralta-Venturina M, Moch H, Amin M, et al. Sarcomatoid differentiation in renal cell carcinoma: a study of 101 cases. The American journal of surgical pathology. 2001;25(3):275-284.
8. Delahunt B, Cheville JC, Martignoni G, et al. The International Society of Urological Pathology (ISUP) grading system for renal cell carcinoma and other prognostic parameters. The American journal of surgical pathology. 2013;37(10):1490-1504.
9. Shuch B, Said J, LaRochelle JC, et al. Histologic evaluation of metastases in renal cell carcinoma with sarcomatoid transformation and its implications for systemic therapy. Cancer: Interdisciplinary International Journal of the American Cancer Society. 2010;116(3):616-624.
10. Abel EJ, Carrasco A, Culp SH, et al. Limitations of preoperative biopsy in patients with metastatic renal cell carcinoma: comparison to surgical pathology in 405 cases. BJU international. 2012;110(11):1742-1746.