Nghiên cứu tác dụng của dung dịch điện giải ion kiềm ECO G9 lên chỉ số lipid máu và acid uric máu trên mô hình động vật thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu (RLLPM) và tác dụng hạ acid
uric của nước điện giải ion kiềm ECO G9 (nước ECO G9) trên động vật thực nghiệm. Trên mô hình gây rối loạn
lipid máu theo cơ chế nội sinh, chuột nhắt trắng được tiêm màng bụng Poloxamer (P-407) liều 200 mg/kg. Mô
hình gây rối loạn lipid máu theo cơ chế ngoại sinh, tiến hành cho chuột cống trắng uống hỗn hợp giàu cholesterol
10 mL/kg trong 4 tuần liên tiếp vào các buổi sáng. Chuột được lấy máu định lượng TG, TC, HDL-C, LDL-C, nonHDL-C và AST, ALT. Trên mô hình hạ acid uric, vào ngày thứ 5 sau 1 giờ uống mẫu thử chuột nhắt trắng được
tiêm màng bụng kali oxonat liều 500 mg/kg. Sau tiêm 2 giờ, lấy máu động mạch cảnh định lượng nồng độ acid
uric huyết thanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nước ECO G9 liều 160 mL/kg và 240 mL/kg trên mô hình nội sinh
có tác dụng làm giảm TG và non-HDL-C, không làm thay đổi nồng độ HDL-C. Trên mô hình ngoại sinh, nước ECO
G9 liều 80 mL/kg có tác dụng làm giảm nồng độ TG, liều 120 mL/kg/ngày chưa có tác dụng làm giảm rõ rệt các chỉ
số lipid máu. Cả 2 mức liều không làm ảnh hưởng đến các chỉ số enzym gan. Nước ECO G9 liều 160 mL/kg/ngày
và 240 mL/kg/ngày có xu hướng làm giảm acid uric máu trên mô hình gây tăng acid uric máu bằng kali oxonat.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nước điện giải ion kiềm ECO G9, rối loạn lipid máu, hạ acid uric, động vật thực nghiệm
Tài liệu tham khảo
2. Hajar R. Risk Factors for Coronary Artery Disease: Historical Perspectives. Heart Views. 2017;18(3):109-114. doi:10.4103/HEARTVIEWS.HEARTVIEWS_106_17.
3. Nguyễn Trọng Thông. Dược Lý Học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; 2016.
4. Tanaka Y, Saihara Y, Izumotani K, Nakamura H. Daily ingestion of alkaline electrolyzed water containing hydrogen influences human health, including gastrointestinal symptoms. Med Gas Res. 2019;8(4):160-166. doi: 10.4103/2045-9912.248267.
5. Ignacio RMC, Kang TY, Kim CS, et al. Anti-obesity effect of alkaline reduced water in high fat-fed obese mice. Biol Pharm Bull. 2013;36(7):1052-1059. doi: 10.1248/bpb.b12-00781.
6. Cf T, Yw H, Wk C, et al. Hepatoprotective effect of electrolyzed reduced water against carbon tetrachloride-induced liver damage in mice. Food and chemical toxicology : an international journal published for the British Industrial Biological Research Association. 2009;47(8). doi: 10.1016/j.fct.2009.05.021.
7. Rubik B. Studies and observations on the health effects of drinking electrolyzed-reduced alkaline water. Water and Society. 2011:317-327. doi: 10.2495/WS110291.
8. Millar JS, Cromley DA, McCoy MG, Rader DJ, Billheimer JT. Determining hepatic triglyceride production in mice: comparison of poloxamer 407 with Triton WR-1339. J Lipid Res. 2005;46(9):2023-2028. doi: 10.1194/jlr.D500019-JLR200.
9. Mai Phương Thanh. Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của bài thuốc Chỉ thực đạo trệ hoàn trên thực nghiệm. 2013.
10. Nassiri-ASL M, Zamansoltani F, Abbasi E et al. Effects of Urtica dioica extract on lipid profile in hypercholesterolemic rats. Journal of Chinese Intergrative Medecine. 2009;7(5):428-433.
11. Nguyễn Phương Thanh. Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của Monacholes trên thực nghiệm. 2011.
12. FW Levy RI, Fredrickson DS. Estimation of the concentration of low-density lipoprotein cholesterol in plasma, without use of the preparative ultracentrifuge. Clinical Chemistry. 1972;18(6):499-502.
13. Etani R, Kataoka T, Kanzaki N, et al. Difference in the action mechanism of radon inhalation and radon hot spring water drinking in suppression of hyperuricemia in mice. J Radiat Res. 2016;57(3):250-257. doi: 10.1093/jrr/rrw014.
14. Johnston TP, Palmer WK. Mechanism of poloxamer 407-induced hypertriglyceridemia in the rat. Biochemical Pharmacology. 1993;46(6):1037-1042. doi: 10.1016/0006-2952(93)90668-M.
15. Tang DH, Ye YS, Wang CY, Li ZL, Zheng H, Ma KL. Potassium oxonate induces acute hyperuricemia in the tree shrew (tupaia belangeri chinensis). Exp Anim. 2017;66(3):209-216. doi: 10.1538/expanim.16-0096.