Đặc điểm lâm sàng, X-quang bệnh nhân phẫu thuật nâng xoang hở cấy ghép implant một thì
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nhận xét đặc điểm mật độ xương hàm, dạng sinh học mô mềm, chiều dày và chiều rộng lợi sừng hóa tại các vị trí cấy ghép implant. Nghiên cứu thực hiện trên chùm 24 bệnh nhân được phẫu thuật nâng xoang hở 1 thì cấy ghép 33 implant. Mật độ xương D3 cao nhất chiếm 69,8%, mô mềm dày chiếm 54,5%, mô mềm mỏng chiếm 45,5%, nam có tỉ lệ mô mềm dày cao hơn với 59,1%, nữ có tỉ lệ mô mềm mỏng cao hơn với 54,5%, chiều dày lợi sừng hóa trung bình nhóm răng hàm nhỏ là 2,7 ± 0,7 mm; răng hàm lớn là 3,2 ± 0,3 mm, chiều rộng lợi sừng hóa trung bình nhóm răng hàm nhỏ là 4,1 ± 0,7 mm; răng hàm lớn là 5,2 ± 1,0 mm. Mật độ xương ở vùng phía sau hàm trên chủ yếu là loại D3, chiếm 69,8%. Dạng sinh học mô mềm dày có tỉ lệ cao hơn, chiếm 54,5%. Không có sự khác biệt về dạng sinh học mô mềm ở nam và nữ. Chiều dày lợi sừng hóa trung bình nhóm RHN là 2,7 ± 0,7 mm; ở RHL là 3,2 ± 0,3 mm, Chiều rộng lợi sừng hóa trung bình ở RHN là 4,1 ± 0,7 mm; ở RHL là 5,2 ± 1,0 mm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mật độ xương, dạng sinh học mô mềm, nâng xoang hở, lợi sừng hóa
Tài liệu tham khảo
2. Tina Chugh, Abhay Kumar Jain, Raj Kumar Jaiswal, et al. Bone density and its importance in orthodontics. J Oral Biol Craniofac Res. 2013; 3(2): 92–97.
3. Trương Mạnh Nguyên, Nguyễn Viết Đa Đô. Đặc điểm lâm sàng, X quang ở những bệnh nhân cắm implant ở hàm trên cần ghép xương và nâng xoang hở. Tạp chí Y học Thực Hành. 2013; 870 (5): 32-34.
4. Đàm Văn Việt. Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng implant có ghép xương. Luận án tiến sĩ y học. 2013;109.
5. Chung D.M., Oh T.-J., Shotwell J.L., et al. Significance of Keratinized Mucosa in Maintenance of Dental Implants With Different Surfaces. J Periodontol. 2006; 77(8):1410–1420.
6. Trương Uyên Cường, Trần Thị Lan Anh. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, x quang nhóm bệnh nhân cấy implant có nâng xoang ghép xương. Tạp chí Y - Dược học quân sự. 2018; 1:146-150.
7. Fuh LJ, Huang HL, Chen CS, et al. Variations in bone density at dental implant sites in different regions of the jawbone. Oral Rehabil. 2010; 37(5):346-51
8. Turkyilmaz I, McGlumphy EA. Influence of bone density on implant stability parameters and implant success: a retrospective clinical study. BMC Oral Health. 2008; 8-23
9. Carl Misch. Bone physiology, Metabolism, and Biomechanics. Contemporary Implant Dentistry. 2008; 557-595.
10. Ladwein Catharina, Schmelzeisen Rainer, Katja Nelson, Tabea Viktoria Fluegge and Tobias Fretwurst. Is the presence of keratinized mucosa associated with periimplant tissue health? A clinical crosssectional analysis. International Journal of Implant Dentistry. 2015; 1 (11): 1 - 5
11. Amo Fernando Suárez - López del and Lin Guo-Hao. Influence of Soft Tissue Thickness Upon Peri-Implant Marginal Bone Loss: A Systematic Review and Meta-Analysis. Journal of Periodontology. 2016; 87(6): 690 - 699
12. M. T. Kan J.Y., Rungcharassaeng K. Gingival biotype assessment in the esthetic zone: visual versus direct measurement. Int J Periodontics Restorative Dent. 2010; 30: 237–243.