Giá trị tiên lượng của các thông số tinh dịch đồ đối với khả năng sinh sản của nam giới
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tinh dịch đồ là một xét nghiệm cơ bản để đánh giá chức năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, việc áp dụng các giá trị tinh dịch đồ để phân biệt nam giới sinh sản bình thường và vô sinh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 203 nam giới có chức năng sinh sản bình thường (có vợ hoặc bạn gái có thai tự nhiên) và 1086 nam giới vô sinh (theo tiêu chuẩn của WHO 2010) đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2019, để đánh giá khả năng tiên lượng của các thông số tinh dịch đồ đối với chức năng sinh sản của nam giới. Kết quả cho thấy độ tuổi, chỉ số BMI và tỷ lệ hút thuốc lá của cả hai nhóm là tương đồng với nhau. Thể tích tinh hoàn của những bệnh nhân vô sinh nhỏ hơn so với nam giới sinh sản bình thường (12,88 ± 3,59 mL so với 13,68 ± 3,62 mL, p = 0,006). Ngược lại, nồng độ FSH của nhóm vô sinh lại cao hơn những nam giới sinh sản bình thường (5,56 ± 4,79 mUI/mL so với 4,61 ± 2,09 mUI/mL; p = 0,007). Khảo sát tinh dịch đồ của nhóm nghiên cứu cho thấy, mặc dù các thông số tinh dịch đồ của những bệnh nhân vô sinh vẫn nằm trong giới hạn sinh sản bình thường theo tiêu chuẩn của WHO 2010 nhưng các thông số này lại thấp hơn nhiều so với các nhóm nam giới sinh sản bình thường. Khả năng phân biệt nam giới vô sinh và sinh sản bình thường của các thông số tinh dịch đồ không cao (AUC < 0,7 trên biểu đồ đường cong ROC). Trong số các thông số tinh dịch đồ, chỉ có hai thông số là mật độ tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng di động có giá trị trong việc tiên lượng khả năng có con của nam giới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vô sinh nam, tinh dịch đồ, tinh trùng.
Tài liệu tham khảo
2. Leushuis E, van der Steeg JW, Steures P, et al. Semen analysis and prediction of natural conception. Hum Reprod. 2014;29(7):1360-1367. doi:10.1093/humrep/deu082
3. World Health Organization, ed. WHO Laboratory Manual for the Examination and Processing of Human Semen. 5th ed. World Health Organization; 2010.
4. Esteves SC, Esteves SC. Clinical relevance of routine semen analysis and controversies surrounding the 2010 World Health Organization criteria for semen examination. International braz j urol. 2014;40(4):433-453. doi:10.1590/S1677-5538.IBJU.2014.04.02
5. Nguyễn Xuân Bái. Nghiên cứu đặc điểm tinh dịch đồ của 1000 cặp vợ chồng vô sinh. Trường Đại học Y Hà Nội. 2002;(Mô Phôi-Thai học):63.
6. Lê Hoài Chương. Phân tích đặc điểm tinh dịch đồ của các cặp vợ chồng vô sinh do thiểu năng tinh trùng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2013;407(tháng 6-số 2):32-37.
7. Virtanen HE, Jørgensen N, toppari J. Semen quality in the 21st century. Nat Rev Urol. 2017;14(2):120-130. doi:10.1038/nrurol.2016.261
8. Ruiz-Olvera SF, Rajmil O, Sanchez-Curbelo J-R, vinay J, Rodriguez-Espinosa J, Ruiz-Castañé E. Association of serum testosterone levels and testicular volume in adult patients. Andrologia. 2018;50(3):e12933. doi:10.1111/and.12933
9. Simoni M, brigante G, Rochira V, Santi D, Casarini L. Prospects for FSH Treatment of Male Infertility. J Clin Endocrinol Metab. 2020;105(7). doi:10.1210/clinem/dgaa243
10. Cooper TG, Noonan E, von Eckardstein S, et al. World Health Organization reference values for human semen characteristics*. Human Reproduction Update. 2010;16(3):231-245. doi:10.1093/humupd/dmp048
11. Guzick DS, Overstreet JW, Factor-Litvak P, et al. Sperm morphology, motility, and concentration in fertile and infertile men. N Engl J Med. 2001;345(19):1388-1393. doi:10.1056/NEJMoa003005
12. Ho LM, Lim AST, Lim TH, Hum SC, Yu SL, Kruger TF. Correlation between semen parameters and the Hamster Egg Penetration Test (HEPT) among fertile and subfertile men in Singapore. J Androl. 2007;28(1):158-163. doi:10.2164/jandrol.106.000521
13. Gunalp S, Onculoglu C, Gurgan T, Kruger TF, Lombard CJ. A study of semen parameters with emphasis on sperm morphology in a fertile population: an attempt to develop clinical thresholds. Human Reproduction. 2001;16(1):110-114. doi:10.1093/humrep/16.1.110