Đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ viêm não thất ở bệnh nhân chảy máu não thất được đặt dẫn lưu não thất

Khuất Hồng Nhung, Lương Quốc Chinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan tới viêm não thất ở bệnh nhân chảy máu não thất được đặt dẫn lưu não thất (EVD). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu trên bệnh nhân chảy máu não thất được đặt EVD nhập viện tại Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội, Việt Nam từ 1/2015 tới 2/2021. Trong số 124 bệnh nhân, 24,2% bị viêm não thất. Thời điểm nhập viện, điểm hôn mê Glasgow trung bình là 7 (IQR: 6,00 - 8,75) và glucose máu trung bình là 9,61 (SD: 2,80) mmol/L. Viêm phổi bệnh viện xảy ra ở 41,5% (51/123) bệnh nhân. Trong phân tích đa biến, viêm phổi bệnh viện (odds ratio, OR: 2,641; 95% confidence interval, CI: 1,056 - 6,602) có liên quan độc lập với gia tăng nguy cơ viêm não thất. Ngoài ra, glucose máu ≥11,10 mmol/L (OR: 2,618; 95% CI: 0,969 - 7,069) cũng có xu hướng liên quan tới bệnh nhân viêm não thất. Do vậy, để làm giảm tỷ lệ viêm não thất liên quan tới EVD, các biện pháp dự phòng viêm não thất cần phải được tăng cường, chẳng hạn như: cải thiện cả dự phòng và điều trị viêm phổi bệnh viện; điều trị tăng glucose máu tối ưu hơn ở bệnh nhân chảy máu não thất được đặt EVD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Luong CQ, Nguyen AD, Nguyen CV, et al. Effectiveness of Combined External Ventricular Drainage with Intraventricular Fibrinolysis for the Treatment of Intraventricular Haemorrhage with Acute Obstructive Hydrocephalus. Cerebrovascular Diseases Extra. 2019;9(2):77 - 89.
2. Luong CQ, Ngo HM, Hoang HB, et al. Clinical characteristics and factors relating to poor outcome in patients with aneurysmal subarachnoid hemorrhage in Vietnam: A multicenter prospective cohort study. PloS one. 2021;16(8):e0256150.
3. Nishikawa T, Ueba T, Kajiwara M, Miyamatsu N, Yamashita K. A priority treatment of the intraventricular hemorrhage (IVH) should be performed in the patients suffering intracerebral hemorrhage with large IVH. Clinical neurology and neurosurgery. 2009;111(5):450 - 453.
4. Vergouwen MD, Jong - Tjien - Fa AV, Algra A, Rinkel GJ. Time trends in causes of death after aneurysmal subarachnoid hemorrhage: A hospital - based study. Neurology. 2016;86(1):59 - 63.
5. Nyquist P, Hanley DF. The use of intraventricular thrombolytics in intraventricular hemorrhage. Journal of the neurological sciences. 2007;261(1 - 2):84 - 88.
6. Tunkel AR, Hasbun R, Bhimraj A, et al. 2017 Infectious Diseases Society of America’s Clinical Practice Guidelines for Healthcare - Associated Ventriculitis and Meningitis. Clinical infectious diseases : an official publication of the Infectious Diseases Society of America. 2017;64(6):e34 - e65.
7. Lozier AP, Sciacca RR, Romagnoli MF, Connolly ES, Jr. Ventriculostomy - related infections: a critical review of the literature. Neurosurgery. 2008;62 Suppl 2:688 - 700.
8. Hoefnagel D, Dammers R, Ter Laak - Poort MP, Avezaat CJ. Risk factors for infections related to external ventricular drainage. Acta neurochirurgica. 2008;150(3):209 - 214; discussion 214.
9. Sam JE, Lim CL, Sharda P, Wahab NA. The Organisms and Factors Affecting Outcomes of External Ventricular Drainage Catheter - Related Ventriculitis: A Penang Experience. Asian journal of neurosurgery. 2018;13(2):250 - 257.
10. Hemphill JC, 3rd, Greenberg SM, Anderson CS, et al. Guidelines for the Management of Spontaneous Intracerebral Hemorrhage: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke; a journal of cerebral circulation. 2015;46(7):2032 - 2060.
11. Connolly ES, Jr., Rabinstein AA, Carhuapoma JR, et al. Guidelines for the management of aneurysmal subarachnoid hemorrhage: a guideline for healthcare professionals from the American Heart Association/american Stroke Association. Stroke; a journal of cerebral circulation. 2012;43(6):1711 - 1737.
12. Kalil AC, Metersky ML, Klompas M, et al. Management of Adults With Hospital - acquired and Ventilator - associated Pneumonia: 2016 Clinical Practice Guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society. Clinical infectious diseases : an official publication of the Infectious Diseases Society of America. 2016;63(5):e61 - e111.
13. Holloway KL, Barnes T, Choi S, et al. Ventriculostomy infections: the effect of monitoring duration and catheter exchange in 584 patients. Journal of neurosurgery. 1996;85(3):419 - 424.
14. Maas MB, Nemeth AJ, Rosenberg NF, Kosteva AR, Prabhakaran S, Naidech AM. Delayed intraventricular hemorrhage is common and worsens outcomes in intracerebral hemorrhage. Neurology. 2013;80(14):1295 - 1299.
15. Tuhrim S, Horowitz DR, Sacher M, Godbold JH. Volume of ventricular blood is an important determinant of outcome in supratentorial intracerebral hemorrhage. Critical care medicine. 1999;27(3):617 - 621.
16. Mayfrank L, Hütter BO, Kohorst Y, et al. Influence of intraventricular hemorrhage on outcome after rupture of intracranial aneurysm. Neurosurgical review. 2001;24(4):185 - 191.
17. Phu VD, Wertheim HFL, Larsson M, et al. Burden of Hospital Acquired Infections and Antimicrobial Use in Vietnamese Adult Intensive Care Units. PloS one. 2016;11(1):e0147544.
18. Do SN, Luong CQ, Pham DT, et al. Factors relating to mortality in septic patients in Vietnamese intensive care units from a subgroup analysis of MOSAICS II study. Scientific reports. 2021;11(1):18924.
19. Gordon M, Ramirez P, Soriano A, et al. Diagnosing external ventricular drain - related ventriculitis by means of local inflammatory response: soluble triggering receptor expressed on myeloid cells - 1. Critical care (London, England). 2014;18(5):567.
20. Butler SO, Btaiche IF, Alaniz C. Relationship between hyperglycemia and infection in critically ill patients. Pharmacotherapy. 2005;25(7):963 - 976.