Tác dụng hạ Acid Uric máu của viên nang Vitagout trên mô hình gây tăng Acid Uric máu bằng Kali Oxonat

Phạm Thị Vân Anh, Hoàng Quỳnh Hoa, Phạm Thị Linh Giang, Lê Thiên Kim, Lê Anh Quang, Mai Phương Thanh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng hạ acid uric máu của viên nang VitaGout ở các mức liều 1,2 g dược liệu/kg và 3,6 g dược liệu/kg trên chuột nhắt trắng chủng Swiss. Gây mô hình tăng acid uric máu trên chuột nhắt bằng cách tiêm màng bụng một lần duy nhất hỗn dịch kali oxonat liều 500 mg/kg. Thuốc thử được uống liên tục 5 ngày trước khi gây mô hình. VitaGout ở cả hai mức liều nghiên cứu đều có xu hướng làm giảm nồng độ acid uric máu so với lô chứng bệnh, mức giảm có ý nghĩa thống kê được quan sát thấy ở lô uống VitaGout liều 3,6 g dược liệu/kg. Nồng độ acid uric trong nước tiểu và phân suất bài tiết acid uric trong các lô uống VitaGout đều thấp hơn đáng kể so với lô chứng bệnh. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra tác dụng hạ acid uric máu của VitaGout ở mức liều 3,6 g dược liệu/kg, và tác dụng này dường như không liên quan đến cơ chế tăng thải acid uric qua nước tiểu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jameson JL. Gout and other crystal-associated arthropathies. Harrison’s Principles of Internal Medicine, 20th edition, McGraw-Hill Education 2018, 2631-2636.
2. Roddy E, Choi HK. Epidemiology of gout. Rheum Dis Clin North Am. 2014;40(2):155-175. doi:10.1016/j.rdc.2014.01.001.
3. Chandratre P, Roddy E, Clarson L, et al. Health-related quality of life in gout: a systematic review. Rheumatology (Oxford). 2013;52(11):2031-2040.
4. Richette P. Chapter 44: Principles of gout management. Oxford Textbook of Osteoarthritis and Crystal Arthropathy, 3rd edition, Oxford University Press 2016, 431-434.
5. Brunton LL. Chapter 38: Pharmacotherapy of Inflammation, Fever, Pain, and Gout. Goodman & Gilman’s: The Pharmacological Basis of Therapeutics, 13th edition, McGraw-Hill Education 2018, 687-709.
6. Etani R, Kataoka T, Kanzaki N, et al. Difference in the action mechanism of radon inhalation and radon hot spring water drinking in suppression of hyperuricemia in mice. J Radiat Res. 2016;57(3):250-257.
7. Shah PA, Shah GB. Uricosuric activity of Tinospora cordifolia. Bangladesh J Pharmacol. 2019;10:884-890.
8. Rafey MA, Lipkowitz MS, Leal-Pinto E, and Abramson RG. Uric acid transport. Curr Opin Nephrol Hypertens. 2003;12:511-516.
9. Nguyen MT, Awale S, Tezuka Y, et al. Xanthine oxidase inhibitory activity of Vietnamese medicinal plants. Biol Pharm Bull. 2004;27(9):1414-1421.
10. HemRaj V, Gupta A, Upmanyu N. Anti-Arthritics Activity of I Leaves and Stephania glabra Rhizome Ethanolic Extract on Adjuvant and Potassium Oxonate Treated Rat. The Open Rheumatology Journal. 2019;13:45-52.
11. Konno H, Kanai Y, Katagiri M, et al. Melinjo (Gnetum gnemon L.) Seed Extract Decreases Serum Uric Acid Levels in Nonobese Japanese Males: A Randomized Controlled Study. Evid Based Complement Alternat Med. 2013;2013:589169. doi:10.1155/2013/589169.