Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của đông trùng hạ thảo banikha trên động vật thực nghiệm

Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hồng Gấm, Trần Hiền Khánh, Nguyễn Toàn Thiện Thắng, Võ Thị Mỹ Hạnh, Phạm Thị Vân Anh, Đinh Thị Thu Hằng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng kích thích miễn dịch của Đông trùng hạ thảo Bankikha trên động vật bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid. Chuột nhắt được chia ngẫu nhiên vào 5 lô, mỗi lô 10 con: lô chứng sinh học, lô mô hình, lô chứng dương (levamisol) và Đông trùng hạ thảo Banikha liều 0,77 g/kg/ngày và  2,31 g/kg/ngày. Chuột nhắt được tiêm màng bụng cyclophosphamid liều 200 mg/kg để gây suy giảm miễn dịch. Các chỉ số đánh giá gồm có trọng lượng lách và tuyến ức tương đối, số lượng bạch cầu chung ở máu ngoại vi, phản ứng bì với kháng nguyên OA, nồng độ IL-2, TNF-α, IgM ở máu ngoại vi và giải phẫu bệnh vi thể lách và tuyến ức. Kết quả cho thấy Đông trùng hạ thảo Banikha liều 0,77 g/kg/ngày có tác dụng kích thích miễn dịch rõ rệt; trong khi đó, Đông trùng hạ thảo Banikha liều 2,31 g/kg/ngày chỉ có xu hướng kích thích miễn dịch trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Katzung GB. Basic and Clinical Pharmacology, twelth edition, McGraw-Hill Companies, Inc. 2011.
2. Rang HP, Ritter JM, Flower RJ, Henderson G. Rang and Dale’s pharmacology, eighth edition, Elsiver, UK. 2015.
3. Đào Văn Phan. Dược lý học lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2018.
4. Parnham MJ, Nijkamp FP. Principles of immunopharmacology, second edition. Birkhauser Verlag. 2005;377-389.
5. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2015.
6. Jung S., Jung E., Choi E., Sin H., Ha K., Chae S. Immunomodulatory effects of a mycelium extract of Cordyceps (Paecilomyces hepiali; CBG-CS-2): a randomized and double-blind clinical trial. BMC Complement Altern Med. 2019;19:77 .
7. Guangyu Xu, Guangxin Yuan, Liping An, Peige Du, Liya Xie, Hongyu Li, Yu Sheng, Xiao Han. Immunomodulatory mechanism of Cordyceps militaris polypeptide through regulating gene Hist1h2bp, Ctsg, and elane in mice. Pharmacognosy Magazine. 2018;14(56):404-410.
8. Shirani K, Hassani FV, Razavi-Azarkhiavi K, Heidari S, Zanjani BR, Karimi G. Phytotrapy of cyclophosphamide-induced immunosuppression. Environ Toxicol Pharmacol. 2015;39(3):1262-1275.
9. Gupta M. Levamisole: A multi-faceted drug in dermatology. Indian J Dermatol Venereol Leprol. 2016;82(2):230-236.
10. Văn Đình Hoa. Sinh lý bệnh và miễn dịch, Phần Sinh lý bệnh học, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2019.
11. Cavalcanti YV, Brelaz MC, Neves JK, Ferraz JC, Pereira VR. Role of TNF-alpha, IFN-gamma, and IL-10 in the development of pulmonary tuberculosis. Pulm Med. 2012;1-10.
12. Sirko A, Vaněk T, Góra-Sochacka A, Redkiewicz P. Recombinant Cytokines from Plants. Int J Mol Sci. 2011;12(6):3536-3552.
13. Shin S, Kwon J, Lee S, Kong H, Lee S, Lee CK, Cho K, Ha NJ, Kim K. Immunostimulatory Effects of Cordyceps militaris on Macrophages through the Enhanced Production of Cytokines via the Activation of NF-kappaB. Immune Netw. 2010;10(2):55-63.
14. Shin JS, Chung SH, Lee WS, Lee JY, Kim JL, Lee KT. Immunostimulatory effects of cordycepin-enriched WIB-801CE from Cordyceps militaris in splenocytes and cyclophosphamide-induced immunosuppressed mice. Phytotherapy research. 2018;32:132–139.
15. Lin Z. Cellular and Molecular Mechanisms of Immuno-modulation by Ganoderma lucidum. J Pharmacol Sci. 2005;99:144 – 153.
16. Gao J, Zhang HJ, Yu SH, Wu SG, Yoon I, Quigley J, Gao YP, Qi GH. Effects of yeast culture in broiler diets on performance and immunomodulatory functions. Poult Sci. 2008; 87(7):1377-84.
17. Park SY, Kim HB, Kim JH, Lee JM, Kim SR, Shin HS, Yi TH. Immunostimulatory effect of fermented red ginseng in the mouse model. Prev Nutr Food Sci. 2014;19(1):10-8..