Đánh giá tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng của chế phẩm dạ dày Hp Gia Phát trên động vật thực nghiệm

Trần Thanh Tùng, Bùi Thị Ngọc Ánh, Đặng Thị Thu Hiên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ dạ dày-tá tràng của chế phẩm Dạ dày HP Gia Phát (DDHP) trên mô hình thực nghiệm chuột cống bị gây viêm loét dạ dày- tá tràng do cysteamin. Chuột cống trắng được chia thành 5 lô: lô 1 (chứng sinh học) và lô 2 (mô hình) uống nước cất; lô 3 (ranitidin 50 mg/kg), lô 4 (DDHP liều 6,37 g/kg) và lô 5 (DDHP liều 19,1 g/kg). Chuột ở các lô được uống nước cất, thuốc và mẫu thử liên tục trong thời gian 7 ngày. Vào ngày thứ 7, chuột được uống cysteamin liều 400 mg/kg. Đánh giá tỷ lệ chuột có viêm loét dạ dày-tá tràng, số ổ loét và chỉ số loét trung bình của các lô. Kết quả nghiên cứu cho thấy cysteamin gây loét dạ dày tá tràng ở 100% trên chuột lô mô hình. DDHP cả 2 mức liều làm giảm số ổ loét, chỉ số loét, tổn thương trên dạ dày, tá tràng nhẹ hơn so với lô mô hình. Như vậy, chế phẩm Dạ dày HP Gia Phát có tác dụng bảo vệ viêm loét dạ dày tá tràng do cysteamin gây ra trên  thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Azhari H, Underwood F, King J, et al. The Global Incidence of Peptic Ulcer Disease and Its Complications at the Turn of the 21st Century: A Systematic Review: 1199. Off J Am Coll Gastroenterol ACG. 2018;113:S684.
2. Kinoshita Y, Ishimura N, Ishihara S. Advantages and Disadvantages of Long-term Proton Pump Inhibitor Use. J Neurogastroenterol Motil. 2018;24(2):182-196.
3. Bi W-P, Man H-B, Man M-Q. Efficacy and safety of herbal medicines in treating gastric ulcer: a review. World J Gastroenterol. 2014;20(45):17020-17028.
4. Mostoufi A, Bavarsad N, Aryanfar S, Akhgari A. New Natural Marine Antacid Drug from Cuttlebone. Pharm Sci. 2018;24(3):227-234.
5. Mamedov NA, Egamberdieva D. Phytochemical Constituents and Pharmacological Effects of Licorice: A Review. In: Ozturk M, Hakeem KR, eds. Plant and Human Health, Volume 3: Pharmacology and Therapeutic Uses. Springer International Publishing; 2019:1-21.
6. Yamada H. [Structure and pharmacological activity of pectic polysaccharides from the roots of Bupleurum falcatum L]. Nihon Yakurigaku Zasshi Folia Pharmacol Jpn. 1995;106(3):229-237.
7. Assessment report on Paeonia lactiflora Pall. and Paeonia veitchii Lynch, radix (Paeoniae radix rubra). :43.
8. Mitra P, Ghosh T, Mitra PK. Anti-peptic Ulcer Activity of TLC Separated Fractions of Root Extract of Astilbe rivularis in rats. Eur J Biotechnol Biosci. 2013;1(1):47-52.
9. Szelenyi I, Thiemer K. Distention ulcer as a model for testing of drugs for ulcerogenic side effects. Arch Toxicol. 1978;41(1):99-105.
10. Ghosh D, Mitra P, Ghosh T, Mitra pk. anti peptic ulcer activity of the leaves of Amaranthus spinosus L. IN RATS. :2.
11. Adinortey MB, Ansah C, Galyuon I, Nyarko A. In Vivo Models Used for Evaluation of Potential Antigastroduodenal Ulcer Agents. Ulcers.
12. Takeuchi K, Furukawa O, Tanaka H, Okabe S. A new model of duodenal ulcers induced in rats by indomethacin plus histamine. Gastroenterology. 1986;90(3):636-645.
13. Bessette C, Benoit B, Sekkal S, et al. Protective effects of β-casofensin, a bioactive peptide from bovine β-casein, against indomethacin-induced intestinal lesions in rats. Mol Nutr Food Res. 2016;60(4):823-833.
14. Szabo S, Reichlin S. Somatostatin in rat tissues is depleted by cysteamine administration. Endocrinology. 1981;109(6):2255-2257.
15. Kirkegaard P, Poulsen SS, Halse C, Loud FB, Skov Olsen P, Christiansen J. The effect of cysteamine on the Brunner gland secretion in the rat. Scand J Gastroenterol. 1981;16(1):93-96.
16. Szabo S, Pihan G, Gallagher GT, Brown A. Role of local secretory and motility changes in the pathogenesis of experimental duodenal ulcer. Scand J Gastroenterol Suppl. 1984;92:106-111.
17. Đào Thị Vui. Nghiên cứu thành phần hoá học và tác động dược lý theo hướng điều trị loét dạ dày của rễ củ cây sâm báo (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. họ Bông (Malvaceae). Published online 2007.