7. Phẫu thuật điều trị bệnh lý tim bẩm sinh ở người lớn

Vũ Ngọc Tú

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang gồm 33 trường hợp được phẫu thuật từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 12 năm 2021. Trong số bệnh nhân được mổ tim hở, tỉ lệ bệnh tim bẩm sinh được phẫu thuật ở người lớn chiếm gần một phần tư (22,3%). Hai dị tật thường gặp nhất là van động mạch chủ hai lá (14 trường hợp, 42,4%), thông liên nhĩ (10 trường hợp, 30,3%). Nhiều bệnh nhân được phẫu thuật khi đã có các biến chứng nặng do bệnh tiến triển trong thời gian dài: suy tim nặng, tăng áp lực động mạch phổi, phồng lớn động mạch chủ lên, giãn động mạch chủ xuống… Ngoài phương pháp mổ tim hở kinh điển, các phẫu thuật ít xâm lấn đã được áp dụng cho những trường hợp bệnh lý không quá phức tạp và không có các biến chứng nặng với kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Baumgartner H, De Backer J, Babu-Narayan SV, et al. 2020 ESC Guidelines for the management of adult congenital heart disease: The Task Force for the management of adult congenital heart disease of the European Society of Cardiology (ESC). Endorsed by: Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC), International Society for Adult Congenital Heart Disease (ISACHD). European Heart Journal. 2021;42(6):563-645. doi: http://10.1093/eurheartj/ehaa554.
2. Nguyễn Sinh Hiền. Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot tại Bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2020;20:95-101. doi: http://10.47972/vjcts.v20i. 93.
3. Nguyễn Xuân Hùng, Nguyễn Đức Dũng, Trần Hoài Ân, Đinh Trần Nguyên Vũ, Bùi Đức An Vinh. Phẫu thuật điều trị kênh nhĩ thất toàn phần tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2020;20:102-107. doi: http://10.47972/vjcts.v20 i.94.
4. Vũ Thị Chang, Đinh Phương Thảo, Nguyễn Trần Thủy, Đỗ Anh Tiến. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật vá thông liên nhĩ ở trẻ dưới 10kg tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2021;34:20-29. doi: 10.47972/vjcts.v34i.613.
5. Trương Quang Bình, Đỗ Nguyên Tín, Võ Mỹ Phượng, Vũ Hoàng Vũ. Biến chứng sớm của phương pháp đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ qua thông tim can thiệp. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2015;70:69-74.
6. Trần Tiến Anh, Nguyễn Lân Hiếu. Nghiên cứu đặc điểm thông liên nhĩ lỗ thứ hai có phình vách liên nhĩ và kết quả sớm can thiệp bít lỗ thông bằng dụng cụ qua da. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2018;84-85:261-262.
7. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Ngọc Quang, và cs. Đánh giá hiệu quả sớm của kĩ thuật thay van động mạch chủ qua đường ống thông để điều trị bệnh nhân hẹp khít van động mạch chủ. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2016;74:17-24.
8. Fleck T, Ehrlich M Fau - Czerny M, Czerny M Fau - Wolner E, Wolner E Fau - Grabenwoger M, Grabenwoger M Fau - Grimm M, Grimm M. Intraoperative iatrogenic type A aortic dissection and perioperative outcome. 1569-9285 (Electronic). doi: https://doi.org/10.1510/icvts.2005.114900.
9. Dương Đức Hùng. Kết quả sớm phẫu thuật bentall tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2020;20:40-46. doi: http://10.47972/vjcts.v20i. 83.
10. Nguyễn Thị Mai Ngọc, Kim Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Duyên, và cs. Can thiệp tim bẩm sinh tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả sau 2 năm nhìn lại 2015 -2016. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2018;84-85:145-152.
11. Đặng Quang Huy, Phạm Thị Kim Lan, Nguyễn Công Hựu, Trương Thanh Hương, Lê Ngọc Thành. Phẫu thuật nội soi toàn bộ không có robot hỗ trợ, tim đập vá thông liên nhĩ: Kinh nghiệm ở một trung tâm. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2020;18:26-35. doi: http://10.47972/vjcts.v18i.113.