Hiệu quả của can thiệp thí điểm giảm sử dụng Methamphetamine trên bệnh nhân điều trị Methadone tại Hà Nội

Nguyễn Hữu Anh, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Bích Diệp, Vũ Minh Anh, Trần Trung Hiếu, Hán Đình Hòe, Lê Minh Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình giảm sử dụng Methamphetamine tại hai cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội. Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng đã tuyển lựa 111 bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ trung bình (n = 88) và nguy cơ cao (n = 23) đối với sử dụng Methamphetamine tham gia can thiệp 8 tuần. Kết quả cho thấy tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính với Methamphetamine và chất dạng thuốc phiện giảm ở cả hai nhóm sau can thiệp. Trong nhóm nguy cơ trung bình, tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính với Methamphetamine và với chất dạng thuốc phiện giảm lần lượt từ 8% xuống 3,7% (p = 0,07) và 37,5% xuống 12,35% (p ≤ 0,001). Trong nhóm nguy cơ cao, tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính với Methamphetamine và chất dạng thuốc phiện giảm lần lượt từ 87% xuống 15,8% và từ 43,5% xuống 15,8% (p ≤ 0,001). Nguy cơ trầm cảm, lo âu, căng thẳng trong nhóm nguy cơ trung bình giảm lần lượt từ 21% còn 11%, 21% còn 9,9% và 37% còn 17,3% (p < 0,05). Trong nhóm nguy cơ cao, nguy cơ lo âu và căng thẳng giảm lần lượt từ 52,6% còn 26,3% và 89,5% còn 47,4% (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy can thiệp hành vi đối với sử dụng Methamphetamine trên bệnh nhân điều trị Methadone giúp giảm sử dụng chất và cải thiện sức khỏe tâm thần. Cần có thêm nghiên cứu đánh giá hiệu quả lâu dài sau can thiệp cũng như tính khả thi của việc mở rộng mô hình can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh; 2012.
2. Bộ Y Tế. Dự thảo báo cáo Tổng kết, đánh giá 10 năm triển khai Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; 2018.
3. Michel L, Des Jarlais DC, Thi HD, et al. Intravenous heroin use in Haiphong, Vietnam: Need for comprehensive care including Methamphetamine use-related interventions. Drug Alcohol Depend. 2017; 179: 198–204.
4. Moore DJ, Blackstone K, Woods SP, et al. Methamphetamine use and neuropsychiatric factors are associated with antiretroviral non-adherence. AIDS Care. 2012; 24(12): 1504–1513.
5. Colby D, Nguyen NA, Le B, et al. HIV and Syphilis Prevalence Among Transgender Women in Ho Chi Minh City, Vietnam. AIDS Behav. 2016; 20 (Suppl 3): 379–385.
6. SAMHSA, Office of the Surgeon General. Chapter 4 Early intervention, treatment, and management of substance use disorders. Facing Addiction in America: The Surgeon General’s report on alcohol, drugs, and health. US Department of Health and Human services, 2016 [cited 2020 Aug 31]Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK424859/.
7. Minozzi S, Saulle R, De Crescenzo F, et al. Psychosocial interventions for psychostimulant misuse. Cochrane Database Syst Rev. 2016; Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6457581/.
8. Davis DR, Kurti AN, Skelly JM, et al. A review of the literature on contingency management in the treatment of substance use disorders, 2009–2014. Prev Med. 2016; 92: 36–46.
9. Reback CJ, Fletcher JB, Swendeman DA, et al. Theory-based Text-Messaging to Reduce Methamphetamine Use and HIV Sexual Risk Behaviors among Men who have Sex with Men: Automated Unidirectional Delivery Outperforms Bidirectional Peer Interactive Delivery. AIDS Behav. 2019; 23(1): 37–47.
10. Stuart AM, Baker AL, Denham AMJ, et al. Psychological treatment for Methamphetamine use and associated psychiatric symptom outcomes: A systematic review. J Subst Abuse Treat. 2020; 109: 61–79.
11. Humeniuk R, Ali R.Validation of the Alcohol, Smoking and Substance Involvement Screening Test (ASSIST) and pilot brief intervention [electronic resource] : a technical report of phase II findings of the WHO ASSIST Project. World Health Organization., 2006 [cited 2020 Sep 4] Available from: https://apps.who.int/iris/handle/10665/43504.
12. Rawson RA, Shoptaw SJ, Obert JL, et al. An intensive outpatient approach for cocaine abuse treatment: The matrix model. J Subst Abuse Treat. 1995; 12 (2): 117–127.
13. Tran TD, Tran T, Fisher J. Validation of the depression anxiety stress scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and anxiety in a rural community-based cohort of northern Vietnamese women. BMC Psychiatry. 2013; 13: 24.
14. Jhanjee S: Evidence Based Psychosocial Interventions in Substance Use. Indian J Psychol Med. 2014; 36(2): 112–118.
15. McGregor C, Srisurapanont M, Jittiwutikarn J, et al. The nature, time course and severity of Methamphetamine withdrawal. Addiction. 2005; 100(9): 1320–1329.
16. Glasner-Edwards S, Mooney LJ. Methamphetamine Psychosis: Epidemiology and Management. CNS Drugs. 2014; 28(12): 1115–1126