5. Đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân gây nhiễm trùng qua đường tình dục (sti) ở nam giới tại Vệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nguyễn Hoài Bắc, Trần Văn Kiên, Cao Thắng Nguyễn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhằm cung cấp những dữ liệu về đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân các nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) ở nam giới tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 1.251 người bệnh mắc STI từ tháng 9/2018 đến tháng 10/2020. Kết quả cho thấy người bệnh mắc STI chủ yếu nằm trong độ tuổi 20 - 30, chiếm tỷ lệ 41,6%. Hai ngành nghề chiếm tỉ lệ cao trong nghiên cứu là lao động tự do và ngành dịch vụ chiếm 44,8% và 37,5% Hai nhóm đối tác tình dục chiếm tỉ lệ cao trong nhóm nghiên cứu là người bán dâm (69%) và đồng giới (4,3%). Ngoài ra, các đối tác không ổn định (bạn bè quen biết) cũng chiếm tỉ lệ 13,1%. Không dùng bao cao su và quan hệ qua đường miệng là hai hành vi tình dục chiếm tỉ lệ cao trong nhóm nghiên cứu, tương ứng chiếm 84,2% và 71,8%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của các STI là triệu chứng tiểu tiện và triệu chứng tiết dịch (32,1%), khoảng 14,6% người bệnh có đồng thời cả ba loại triệu chứng (triệu chứng dương vật, triệu chứng tiểu tiện và triệu chứng tiết dịch). Có khoảng 14,7% các trường hợp nhiễm trùng qua đường tình dục hoàn toàn không có triệu chứng. Tác nhân Chlamydia có tỷ lệ cao nhất chiếm 30,46%, tiếp theo là Gardnerella 20,14%, Neisseria gonorrhoeae 17,9%, Mycoplasma genitalium 15,03%, Ureaplasma parvum 13,43%. Tỷ lệ đồng nhiễm đa tác nhân STI chiếm 60,9%. Chính vì vậy, việc giáo dục giới tính, tuyên truyền về tình dục an toàn và chung thủy là rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng trong công tác phòng tránh và giảm thiểu các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Seale A, Broutet N, Narasimhan M. Assessing process, content, and politics in developing the global health sector strategy on sexually transmitted infections 2016-2021: implementation opportunities for policymakers. PLoS medicine. 2017;14(6):e1002330.
2. Organization WH. Report on global sexually transmitted infection surveillance 2018. 2018.
3. Kreisel KM, Spicknall IH, Gargano JW, et al. Sexually transmitted infections among US women and men: Prevalence and incidence estimates, 2018. 2021;48(4):208-214.
4. Nguyen SH, Dang AK, Vu GT, et al. Lack of knowledge about sexually transmitted diseases (STDs): Implications for STDs prevention and care among dermatology patients in an urban city in Vietnam. International journal of environmental research and public health. 2019;16(6):1080.
5. Gibson EJ, Bell DL, Powerful SA. Common sexually transmitted infections in adolescents. Primary Care: Clinics in Office Practice. 2014;41(3):631-650.
6. Muñoz-Laboy M, Severson N, Bannan SJGph. Occupations, social vulnerability and HIV/STI risk: The case of bisexual Latino men in the New York City metropolitan area. 2014;9(10):1167-1183.
7. Kim S, Lee C. Factors affecting sexually transmitted infections in South Korean high school students. Public Health Nursing. 2016;33(3):179-188.
8. Brookmeyer KA, Haderxhanaj LT, Hogben M, Leichliter J. Sexual risk behaviors and STDs among persons who inject drugs: a national study. Preventive medicine. 2019;126:105779.
9. Thang NN, Do BD, Hoa NT, et al. Establishment of a multiplex pcr assay for simultaneously detecting two target sequences of Chlamydia trachomatis. Journal of Biology. 2016;39(1).
10. Kriesel JD, Bhatia AS, Barrus C, Vaughn M, Gardner J, Crisp RJ. Multiplex PCR testing for nine different sexually transmitted infections. International journal of STD & AIDS. 2016;27(14):1275-1282.