11. Đánh giá hiệu quả điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR bằng Afatinib
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả hồi cứu có theo dõi dọc nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của điều trị Afatinib bước 1 trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn IV có đột biến EGFR tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2021. Kết quả cho thấy trong 34 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tỷ lệ đột biến Del19 và L585R lần lượt là 44,1% và 20,6%, các trường hợp còn lại là đột biến hiếm hoặc đột biến kép. Tại thời điểm sau 12 tuần, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ đạt 76,5%, bệnh giữ nguyên chiếm 20,6% và chỉ có 2,9% bệnh tiến triển. Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) đạt 12,0 ± 3,1 tháng (5,9 - 18,0 tháng). Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là ban mụn (35,3%), viêm móng (35,3%) và tiêu chảy (32,4%). Không có bệnh nhân nào được ghi nhận mắc độc tính độ 4 hoặc ngừng điều trị do độc tính của afatinib.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn, đột biến gen EGFR, afatinib
Tài liệu tham khảo
2. Hirsch FR, Varella-Garcia M, Bunn PA, et al. Epidermal growth factor receptor in non-small-cell lung carcinomas: correlation between gene copy number and protein expression and impact on prognosis. J Clin Oncol. 2003;21:3798-3807.
3. Mok TS, Wu Y-L, Thongprasert S, et al. Gefitinib or carboplatin-paclitaxel in pulmonary adenocarcinoma. N Engl J Med. 2009;361:947-957.
4. Rosell R, Carcereny E, Gervais R, et al. Erlotinib versus standard chemotherapy as first-line treatment for European patients with advanced EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (EURTAC): a multicentre, open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol. 2012;13: 239-246.
5. Wu YL, Cheng Y, Zhou X, et al. Dacomitinib versus gefitinib as first-line treatment for patients with EGFR-mutation-positive non-small-cell lung cancer (ARCHER 1050): a randomised, open-label, phase 3 trial. Lancet Oncol. 2017;18:1454-1466.
6. Wu YL, Zhou C, Hu CP, et al. Afatinib versus cisplatin plus gemcitabine for first-line treatment of Asian patients with advanced non-small-cell lung cancer harbouring EGFR mutations (LUX-Lung 6): an open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol. 2014;15:213-222.
7. Sequist LV, Yang JC, Yamamoto N, et al. Phase III study of afatinib or cisplatin plus pemetrexed in patients with metastatic lung adenocarcinoma with EGFR mutations. J Clin Oncol. 2013;31:3327-3334.
8. Park K, Tan EH, O’Byrne K, et al. Afatinib versus gefitinib as first -line treatment of patients with EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (LUX-Lung 7): a phase 2B, open-label, randomised controlled trial. Lancet Oncol. 2016;17:577-589.
9. Yang JC, Wu YL, Schuler M, et al. Afatinib versus cisplatin-based chemotherapy for EGFR mutation-positive lung adenocarcinoma (LUX-Lung 3 and LUX-Lung 6): analysis of overall survival data from two randomised, phase 3 trials. Lancet Oncol. 2015;16:141-151.
10. Watanabe S, Minegishi Y, Yoshizawa H, et al. Effectiveness of gefitinib against non-small-cell lung cancer with the uncommon EGFR mutations G719X and L861Q. J Thorac Oncol. 2014;9:189-194.
11. Yang JC, Sequist LV, Geater SL, et al. Clinical activity of afatinib in patients with advanced non-small-cell lung cancer harbouring uncommon EGFR mutations: a combined post-hoc analysis of LUX-Lung 2, LUX-Lung 3, and LUX- Lung 6. Lancet Oncol. 2015;16:830-838.
12. Kim Y, Lee SH, Ahn JS, et al. Efficacy and safety of afatinib for EGFR-mutant non-small cell lung cancer, compared with gefitinib or erlotinib. Cancer Res Treat. 2019;51:502-509.
13. Yang JC, Schuler M, Popat S, et al. Afatinib for the treatment of NSCLC harboring uncommon EGFR mutations: A database of 693 cases. J Thorac Oncol. 2020;15:803-15.
14. Cho JH, Lim SH, An HJ, et al. Osimertinib for patients with non-small-cell lung cancer harboring uncommon EGFR mutations: A Multicenter, Open-Label, Phase II Trial (KCSG-LU15-09). J Clin Oncol. 2020;38:488-495.