17. Tác dụng giảm đau và chống viêm cấp của viên nang mềm Tecan trên thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng giảm đau và chống viêm cấp của viên nang mềm Tecan (chiết xuất từ rễ xạ can) trên thực nghiệm. Các mô hình gây quặn đau bằng acid acetic và mô hình mâm nóng được sử dụng để đánh giá tác dụng giảm đau của Tecan trên chuột nhắt trắng chủng Swiss. Kết quả nghiên cứu cho thấy viên nang mềm Tecan liều 1,44 viên/kg (tương đương 187,2 mg/kg) và 4,32 viên/kg (tương đương 561,6 mg/kg) đã thể hiện tác dụng giảm đau ngoại vi do làm giảm đáng kể số cơn quặn đau bụng do acid acetic gây ra. Đối với tác dụng chống viêm cấp, thử nghiệm gây viêm màng bụng bằng carrageenin và formaldehyd trên chuột cống trắng chủng Wistar đã được tiến hành. Thể tích dịch rỉ viêm và số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm đã giảm đáng kể ở các lô uống Tecan liều 0,72 viên/kg (tương đương 93,6 mg/kg) và 2,16 viên/kg (tương đương 280,8 mg/kg). Các số liệu nghiên cứu thực nghiệm trên đã chỉ ra rằng, viên nang mềm có tác dụng giảm đau ngoại vi và tác dụng chống viêm cấp trên thực nghiệm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viên nang mềm, chống viêm, giảm đau
Tài liệu tham khảo
2. Medzhitov R. Origin and physiological roles of inflammation. Nature. 2016;454:428-435.
3. Đỗ Tất Lợi. Xạ can. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. 2004;653-654.
4. Woźniak D, Matkowski A. Belamcandae chinensis rhizome - A review of phytochemistry and bioactivity. Fitoterapia. 2015;107:1-14.
5. Gerhard Vogel H. Chapter H: Analgesic, anti-inflammatory, anti-pyretic activity. Drug discovery and evaluation Pharmacological assays. Springer. 2016;669-774.
6. Cheng J, Ma T, Liu W, et al. In in vivo evaluation of the anti-inflammatory and analgesic activities of compound Muniziqi granule in experimental animal models. BMC complementary and alternative medicine. 2016;16,20. doi: 10.1186/s12906-016-0999-y.
7. Kim KS, Rhee HI, Park EK, et al. Anti-inflammatory effects of Radix Gentianae Macrophyllae (Qinjiao), Rhizoma Coptidis (Huanglian) and Citri Unshiu Pericarpium (Wenzhou migan) in animal models. Chinese medicine. 2008;3,10. https://doi.org/10.1186/ 1749-8546-3-10.
8. Matta CBB, Cavalcante-Silva LHA, Araújo-Júnior JX, et al. Antinociceptive and Anti-inflammatory Effects of Caulerpa kempfii (Caulerpaceae). Revista Virtual de Química. 2015; 7:730-743.
9. Panda BB, Gaur Kalpesh, Kori ML, et al. Anti-inflammatory and analgesic activity of jatropha gossypifolia in experimental animal models. Global Journal of Pharmacology. 2009; 3(1):01-05.
10. Ezaki S. Pharmacological studies of tectoridin and tectorigenin. Nihon Yakurigaku Zasshi. 1968;64(2):186-198.
11. Xin RH, Zheng JF, Chen LP, et al. Belamcanda chinensis (L.) DC: Ethnopharmacology, phytochemistry and pharmacology of an important Traditional Chinese Medicine. African Journal of Traditional, Complementary and Alternative Medicines. 2015;2(6):39-70.
12. Ahn KS, Noh EJ, Cha KH, et al. Inhibitory effects of Irigenin from the rhizomes of Belamcanda chinensis on nitric oxide and prostaglandin E(2) production in murine macrophage RAW 264.7 cells. Life Sci. 2006;78(20):2336-2342.
13. Pan CH, Kim ES, Jung SH, et al. Tectorigenin inhibits IFN-gamma/LPS-induced inflammatory responses in murine macrophage RAW 264.7 cells. Arch Pharm Res. 2008; 31(11):1447-1456.