6. Rối loạn thần kinh tự chủ ở bệnh nhân parkinson dựa theo thang điểm Scopa - aut

Vũ Thị Hinh, Nguyễn Văn Liệu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thang điểm SCOPA-AUT là một công cụ có giá trị và đáng tin cậy trong đánh giá rối loạn chức năng thần kinh tự chủ trên bệnh nhân Parkinson. Giá trị của thang điểm SCOPA-AUT đã được nghiên cứu và chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về việc ứng dụng thang điểm này trong đánh giá một cách đầy đủ chức năng tự chủ ở bệnh nhân Parkinson. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm rối loạn thần kinh tự chủ ở bệnh nhân Parkinson dựa theo thang điểm SCOPA-AUT và khảo sát mối liên quan giữa điểm SCOPA-AUT và mức độ nặng của bệnh. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ gặp bất thường hệ thần kinh tự chủ đều cao nhất ở nhóm triệu chứng tiêu hoá, sau đó là tim mạch và tiểu tiện. Tổng điểm trung bình SCOPA-AUT là 8,64±6,4. Điểm trung bình SCOPA-AUT thành phần cao nhất ở nhóm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, rối loạn tiểu tiện và tim mạch với giá trị tương ứng là: 3,85 ± 2,68; 1,92 ± 2,69; 1,55 ± 1,77. Không có sự khác biệt về giá trị điểm SCOPA ở từng hệ cơ quan giữa hai giới. Có mối liên quan giữa tổng điểm SCOPA-AUT và giai đoạn bệnh theo phân độ Hoehn & Yahr (hệ số tương quan Pearson r = 0,3 với p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jost WH. Chapter Twenty-Five - Autonomic Dysfunction in Parkinson’s Disease: Cardiovascular Symptoms, Thermoregulation, and Urogenital Symptoms. In: Chaudhuri KR, Titova N, eds. International Review of Neurobiology. Vol 134. Nonmotor Parkinson’s: The Hidden Face. Academic Press; 2017:771-785. doi:10.1016/bs.irn.2017.04.003
2. Kimpinski K, Iodice V, Burton DD, et al. The role of autonomic testing in the differentiation of Parkinson’s disease from multiple system atrophy. Journal of the Neurological Sciences. 2012;317(1):92-96. doi:10.1016/j.jns.2012.02.023
3. Visser M, Marinus J, Stiggelbout AM, Van Hilten JJ. Assessment of autonomic dysfunction in Parkinson’s disease: The SCOPA-AUT. Mov Disord. 2004;19(11):1306-1312. doi:10.1002/mds.20153
4. Võ Nguyễn Ngọc Trang, Nguyễn Hữu Công. Đánh giá mức độ tổn thương thần kinh tự chủ trên bệnh nhân Parkinson. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 19:271.
5. Võ Nguyễn Ngọc Trang, Nguyễn Hữu Công. Khảo sát mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và mức độ nặng của bệnh Parkinson và teo đa hệ thông. Tap chi Y Hoc Thanh Pho Ho Chi Minh. 2020;24:208.
6. Autonomic Dysfunction in Early Parkinson’s Disease: Results from the United Kingdom Tracking Parkinson’s Study - Malek - 2017 - Movement Disorders Clinical Practice - Wiley Online Library. Accessed April 18, 2021. https://movementdisorders.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/mdc3.12454
7. Mathias CJ. Autonomic diseases: clinical features and laboratory evaluation. Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry. 2003;74(suppl 3):iii31-iii41. doi:10.1136/jnnp.74.suppl_3.iii31
8. Iodice V, Low DA, Vichayanrat E, Mathias CJ. Cardiovascular autonomic dysfunction in MSA and Parkinson’s disease: Similarities and differences. Journal of the Neurological Sciences. 2011;310(1):133-138. doi:10.1016/j.jns.2011.07.014
9. Asahina M, Vichayanrat E, Low DA, Iodice V, Mathias CJ. Autonomic dysfunction in parkinsonian disorders: assessment and pathophysiology. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 2013;84(6):674-680. doi:10.1136/jnnp-2012-303135
10. Dijk JG van, Haan J, Zwinderman K, Kremer B, Hilten BJ van, Roos RA. Autonomic nervous system dysfunction in Parkinson’s disease: relationships with age, medication, duration, and severity. Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry. 1993;56(10):1090-1095. doi:10.1136/jnnp.56.10.1090
11. Awerbuch GI, Sandyk R. Autonomic Functions in the Early Stages of Parkinson’s Disease. International Journal of Neuroscience. 1994;74(1-4):9-16. doi:10.3109/00207459408987224