25. Thái độ của sinh viên Đại học Y Hà Nội về học trực tuyến do dịch covid-19 năm 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 314 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội nhằm mô tả thái độ của sinh viên về học trực tuyến do dịch COVID-19 năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sinh viên có thái độ chung là tích cực về học trực tuyến khi có dịch COVID-19. Thái độ hành vi và thái độ nhận thức dễ sử dụng có mức độ đồng ý cao nhất (trung bình mục = 3,8 và 3,9) nhưng thái độ cảm xúc và thái độ hữu ích ở ngưỡng phân vân và đồng ý (trung bình mục = 3,3) trên 5 là rất đồng ý (cao nhất). Cụ thể: sinh viên hứng thú với giờ học lý thuyết trực tuyến; tự tin, thoải mái trao đổi với thầy/cô khi học trực tuyến, và có nhiều thời gian để chuẩn bị bài và dễ dàng truy cập bài giảng (trung bình = 3,5 đến 4,0). Ngược lại, học trực tuyến còn một số hạn chế là tập trung chú ý, tạo động lực, giao tiếp trao đổi với bạn bè và thích hơn học trên giảng đường (trung bình = 2,9 đến 3,2). Nhà trường có thể thử nghiệm kết hợp giữa giảng trực tuyến một số bài giảng lý thuyết và giảng thực hành trực tiếp, từ đó tiếp tục đánh giá để đưa ra phương pháp dạy học hiệu quả đối với sinh viên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thái độ, học trực tuyến do dịch COVID-19; sinh viên, Đại học Y Hà Nội
Tài liệu tham khảo
2. Đại học Y Hà Nội. Hệ thống bài giảng điện tử. Accessed May 23, 2022. http://baigiang.hmu.edu.vn/.
3. McPherson MS, Bacow LS. Online Higher Education: Beyond the Hype Cycle. J Econ Perspect. 2015; 29(4): 135-154. doi:10.1257/jep.29.4.135.
4. Semerci A, Aydin MK. Examining High School Teachers’ Attitudes towards ICT Use in Education. Int J Progress Educ. 2018; 14(2): 93-105.
5. Ankiewicz P. Perceptions and attitudes of pupils towards technology: In search of a rigorous theoretical framework. Int J Technol Des Educ. 2019; 29(1): 37-56. doi:10.1007/s10798-017-9434-z.
6. Breckler SJ. Empirical validation of affect, behavior, and cognition as distinct components of attitude. J Pers Soc Psychol. 1984; 47(6): 1191-1205. doi:10.1037/0022-3514.47.6.1191.
7. Siragusa L, Dixon K. Planned behaviour: Student attitudes towards the use of ICT interactions in higher education. ASCILITE 2008 - Australas Soc Comput Learn Tert Educ. Published online January 1, 2008.
8. Puljak L, Čivljak M, Haramina A, et al. Attitudes and concerns of undergraduate university health sciences students in Croatia regarding complete switch to e-learning during COVID-19 pandemic: a survey. BMC Med Educ. 2020; 20(1): 416. doi:10.1186/s12909-020-02343-7.
9. Kaiser FG, Wilson M. The Campbell Paradigm as a Behavior-Predictive Reinterpretation of the Classical Tripartite Model of Attitudes. Eur Psychol. 2019; 24(4): 359-374. doi:10.1027/1016-9040/a000364.
10. Likert R. A technique for the measurement of attitudes. Arch Psychol. 1932;22 140:55-55.
11. Amir LR, Tanti I, Maharani DA, et al. Student perspective of classroom and distance learning during COVID-19 pandemic in the undergraduate dental study program Universitas Indonesia. BMC Med Educ. 2020; 20(1): 392. doi:10.1186/s12909-020-02312-0.
12. Dost S, Hossain A, Shehab M, Abdelwahed A, Al-Nusair L. Perceptions of medical students towards online teaching during the COVID-19 pandemic: a national cross-sectional survey of 2721 UK medical students. BMJ Open. 2020; 10(11): e042378. doi:10.1136/bmjopen-2020-042378.
13. Wang C, Xie A, Wang W, Wu H. Association between medical students’ prior experiences and perceptions of formal online education developed in response to COVID-19: a cross-sectional study in China. BMJ Open. 2020; 10(10) :e041886. doi:10.1136/bmjopen-2020-041886.