23. Yếu tố liên quan đến ngừng điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng buprenorphine tại ba tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam

Đào Thị Diệu Thúy, Vũ Minh Anh, Đinh Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thu Trang, Lê Minh Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sử dụng thiết kế nghiên cứu thuần tập, nghiên cứu mô tả yếu tố nguy cơ của ngừng điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng buprenorphine. Đối tượng nghiên cứu gồm 130 bệnh nhân điều trị buprenorphine tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam. Tiêu chuẩn lựa chọn: từ 16 tuổi trở lên, khởi liều buprenorphine trong giai đoạn từ tháng 9/2019 - 12/2019, và đồng ý tham gia nghiên cứu. Nguồn dữ liệu gồm trích lục bệnh án hàng tháng từ khi khởi liều đến hết tháng 12/2020 và phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi cấu trúc tại hai mốc thời gian: tháng 6/2020 và 9/2020. Kết quả cho thấy tỷ lệ ngừng điều trị buprenorphine cộng dồn ở mốc 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng sau khi bắt đầu điều trị tương ứng là 11,5%, 21,5% và 26,2%. Tuổi cao (aOR = 0,9; 95%CI: 0,87 - 0,97), nhận được nhiều lần tư vấn tại phòng khám điều trị (aOR = 0,25; 95%CI: 0,12 - 0,52) là các yếu tố làm giảm nguy cơ bỏ điều trị buprenorphine. Trong khi đó, nữ giới có nguy cơ ngừng điều trị cao hơn nam giới (aOR = 4,2; 95%CI: 1,06 - 16,69). Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tại phòng khám trong việc duy trì bệnh nhân điều trị nghiện chất. Cần thêm các nghiên cứu tìm hiểu yếu tố nguy cơ của bỏ trị và cải thiện tỷ lệ duy trì điều trị nghiện chất bằng buprenorphine.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Burnam MA, Bing EG, Morton SC, et al. Use of mental health and substance abuse treatment services among adults with HIV in the United States. Arch Gen Psychiatry. 2001;58(8):729-736.
2. Korthuis PT, Josephs JS, Fleishman JA, et al. Substance abuse treatment in human immunodeficiency virus: The role of patient-provider discussions. J Subst Abuse Treat. 2008;35(3):294-303.
3. Deering DEA, Sheridan J, Sellman JD, et al. Consumer and treatment provider perspectives on reducing barriers to opioid substitution treatment and improving treatment attractiveness. Addict Behav. 2011;36(6):636-642.
4. Lin C, Wu Z, Detels R. Opiate users' perceived barriers against attending methadone maintenance therapy: A qualitative study in China. Subst Use Misuse. 2011;46(9):1190-1198.
5. Kurz M, Min JE, Dale LM, Nosyk B. Assessing the determinants of completing OAT induction and long-term retention: A population-based study in British Columbia, Canada. J Subst Abuse Treat. 2022;133:108647.
6. Altice FL, Bruce RD, Lucas GM, et al. HIV treatment outcomes among HIV-infected, opioid-dependent patients receiving buprenorphine/naloxone treatment within HIV clinical care settings: Results from a multisite study. J Acquir Immune Defic Syndr. 2011;56 Suppl 1:S22-32.
7. Korthuis PT, Fiellin DA, Fu R, et al. Improving adherence to HIV quality of care indicators in persons with opioid dependence: The role of buprenorphine. J Acquir Immune Defic Syndr. 2011;56 Suppl 1:S83-90.
8. Fiellin DA, Weiss L, Botsko M, et al. Drug treatment outcomes among HIV-infected opioid dependent patients receiving buprenorphine/naloxone. J Acquir Immune Defic Syndr. 2011;56(01).
9. Button D, Cook R, King C, et al. Correlates of days of medication for opioid use disorder exposure among people living with HIV in Northern Vietnam. Int J Drug Policy. 2021;100:103503.
10. Farnum SO, Makarenko I, Madden L, et al. The real-world impact of dosing of methadone and buprenorphine in retention on opioid agonist therapies in Ukraine. Addiction. Published online May 19, 2020.
11. Wyse JJ, McGinnis KA, Edelman EJ, et al. Twelve-month retention in opioid agonist treatment for opioid use disorder among patients with and without HIV. AIDS Behav. Published online September 8, 2021.
12. Eren K, Schuster J, Herschell A, et al. Association of counseling and psychotherapy on retention in medication for addiction treatment within a large medicaid population. J Addict Med. Published online September 22, 2021.
13. Manhapra A, Agbese E, Leslie DL, Rosenheck RA. Three-year retention in buprenorphine treatment for opioid use disorder among privately insured adults. Psychiatr Serv. 2018;69(7):768-776.
14. Lopian KM, Chebolu E, Kulak JA, Kahn LS, Blondell RD. A retrospective analysis of treatment and retention outcomes of pregnant and/or parenting women with opioid use disorder. Journal of Substance Abuse Treatment. 2019;97:1-6.
15. Zhang P, Tossone K, Ashmead R, et al. Examining differences in retention on medication for opioid use disorder: An analysis of Ohio Medicaid data. Journal of Substance Abuse Treatment. Published online December 2021:108686.