Liên quan giữa nồng độ IL6 và CRP với đặc điểm siêu âm khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mức độ tăng IL6 có thể được coi là yếu tố dự báo về các tổn thương của khớp ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 26 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là thoái hóa khớp gối theo tiêu chuẩn ACR1991 tại khoa cơ xương khớp, bệnh viện E. Các thông tin nghiên cứu được thu thập bao gồm: lâm sàng (tuổi, giới, thời gian mắc bệnh), cận lâm sàng (Protein C phản ứng - CRP, IL - 6) và đặc điểm siêu âm khớp gối bao gồm độ dày sụn khớp, tình trạng của dịch khớp. IL - 6 được coi là tăng khi > 7 pg/ml. Kết quả nghiên cứu cho thấy 26 bệnh nhân (45 khớp gối) được lựa chọn vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 64,1 ± 11,4 trong đó hay gặp nhất ở lứa tuổi 60 - 69, nữ chiếm tỷ lệ 88,5%. Thời gian mắc bệnh gặp chủ yếu là 1 - 5 năm chiếm 50,0% và > 5 năm chiếm tỷ lệ là 46,2%. Về đặc điểm siêu âm khớp gối cho thấy bề dày sụn khớp ( mm) LLC là 1,95 ± 0,46; LCN là 1,91 ± 0,51 và LCT là 1,85 ± 0,51. Trong đó có 30/45 khớp có dày màng hoạt dịch chiếm tỷ lệ 66,7% và có 30/45 khớp gối có dịch khớp chiếm tỷ lệ 66,7%. Kết quả cho thấy ở nhóm có tăng IL 6 thì độ dày màng hoạt dịch và độ dày dịch khớp gối tăng hơn so với nhóm có chỉ số IL6 bình thường (p < 0,05). Kết luận, nghiên cứu của chúng tôi bước đầu đã xác định được mối liên quan giữa nồng độ IL6 trong huyết tương với độ dày dịch khớp trên siêu âm và nồng độ CRP ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
IL - 6, CRP, thoái hóa khớp gối
Tài liệu tham khảo
2. Roemer FW, Kassim Javaid M, Guermazi A, et al. Anatomical distribution of synovitis in knee osteoarthritis and its association with joint effusion assessed on non - enhanced and contrast - enhanced MRI. Osteoarthritis Cartilage 2010;18: 1269 - 1274.
3. Loeuille D, Rat AC, Goebel JC, et al. Magnetic resonance imaging in osteoarthritis: which method best reflects synovial membrane infla mmation? Correlations with clinical, macroscopic and microscopic features. Osteoarthritis Cartilage 2009;17: 1186 - 1192.
4. O’Neill TW, Parkes MJ, Maricar N, et al. Synovial tissue volume: a treatment target in knee osteoarthritis (OA). Ann Rheum Dis 2015.
5. Pearle AD, Scanzello CR, George S, et al. Elevated high - sensitivity C - reactive protein levels are associated with local infla mmatory findings in patients with osteoarthritis. Osteoarthritis Cartilage. 2007;15 (5): 516 - 523.
6. Sacitharan PK. Ageing and Osteoarthritis. Subcell Biochem. 2019;91: 123 - 159.
7. Freemont AJ, Abdellatif E. Synovial fluid analysis. In: Hochberg MC, Silman AJ, Smolen JS, Weinblatt ME, Weisman MH. Rheumatology. 6th ed. Philadelphia: Elsevier; 2015. 237 - 241.
8. Hirsch G, Kitas G, Klocke R. Intra - articular corticosteroid injection in osteoarthritis of the knee and hip: factors predicting pain relief asystematic review. Semin ArthritisRheum 2013;42: 451 - 73.
9. Pyne, D., Intra - articular steroids in knee osteoarthritis: a comparative study of triamcinolone hexacetonide and methylprednisolone acetate. Clin Rheumatol, 2004. 23 (2): 116 - 120.
10. McCabe, P.S., Brief Report: Synovial Fluid White Blood Cell Count in Knee Osteoarthritis: Association With Structural Findings and Treatment Response. Arthritis Rheumatol, 2017. 69 (1): 103 - 107.