3. Đặc điểm khối tế bào gốc phân lập từ tủy xương tự thân hỗ trợ điều trị bệnh teo đường mật bẩm sinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Teo đường mật bẩm sinh là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh. Điều trị bệnh còn khó khăn và tiên lượng thường xấu. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả đặc điểm khối tế bào gốc phân lập từ dịch tủy xương hỗ trợ điều trị bệnh teo đường mật bẩm sinh ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân chẩn đoán teo đường mật bẩm sinh được điều trị phẫu thuật Kasai kết hợp với truyền tế bào gốc tủy xương tự thân trong mổ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả cho thấy, khối tế bào gốc tủy xương tự thân có tổng tế bào có nhân và tế bào đơn nhân trung bình lần lượt là 0,88 ± 0,28 × 109 tế bào và 0,51 ± 0,16 ×109 tế bào. Số lượng tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô là 40,32 ± 17,63 × 106 tế bào và 18,2 ± 17,71 × 103 tế bào. Liều truyền tế bào đơn nhân, tế bào gốc tạo máu CD34+ và tế bào gốc trung mô lần lượt là 100 × 106 tế bào/kg cân nặng, 7,38 × 106 tế bào/kg cân nặng và 3,13 × 103 tế bào/kg cân nặng. Các khối tế bào gốc tủy xương tự thân thu được đảm bảo về số lượng, mật độ và liều truyền của các loại tế bào sử dụng trong liệu pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Teo đường mật bẩm sinh, Tế bào gốc tủy xương tự thân, Bệnh viện Nhi Trung ương
Tài liệu tham khảo
2. Sokol RJ, Mack C, Narkewicz MR, Karrer FM. Pathogenesis and outcome of biliary atresia: current concepts. J Pediatr Gastroenterol Nutr. Jul 2003; 37(1): 4-21. doi:10.1097/00005176-200307000-00003.
3. Lakshminarayanan B, Davenport M. Biliary atresia: A comprehensive review. J Autoimmun. Sep 2016; 73: 1-9. doi:10.1016/j.jaut.2016.06.005.
4. Wildhaber BE. Biliary atresia: 50 years after the first kasai. ISRN Surg. 2012; 2012: 132089. doi:10.5402/2012/132089
5. Esmaeilzadeh A, Ommati H, Kooshyar MM, et al. Autologous Bone Marrow Stem Cell Transplantation in Liver Cirrhosis after Correcting Nutritional Anomalies, A Controlled Clinical Study. Cell J. Oct 2019; 21(3): 268-273. doi:10.22074/cellj.2019.6108.
6. Yang X, Meng Y, Han Z, Ye F, Wei L, Zong C. Mesenchymal stem cell therapy for liver disease: full of chances and challenges. Cell Biosci. 2020; 10:123. doi:10.1186/s13578-020-00480-6.
7. Sharma S, Kumar L, Mohanty S, Kumar R, Datta Gupta S, Gupta DK. Bone marrow mononuclear stem cell infusion improves biochemical parameters and scintigraphy in infants with biliary atresia. Pediatric surgery international. Jan 2011; 27(1): 81-9. doi:10.1007/s00383-010-2712-4.
8. Nguyen TL, Nguyen HP, Ngo DM, et al. Autologous bone marrow mononuclear cell infusion for liver cirrhosis after the Kasai operation in children with biliary atresia. Stem Cell Res Ther. Mar 14 2022; 13(1): 108. doi:10.1186/s13287-022-02762-x.
9. Nguyễn Thanh Liêm. Nghiên cứu đặc điểm chất lượng khối tế bào gốc phân lập từ tủy xương trong điều trị bại não ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec. Tạp chí Y học Việt Nam. 2017; 453: 289-297.
10. Vi Quỳnh Hoa. Nghiên cứu đặc điểm và hiệu quả của khối tế bào gốc tự thân từ tuỷ xương trong điều trị chấn thương cột sống có liệt tuỷ hoàn toàn. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2020.
11. Nguyễn Thanh Bình. Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả của khối tế bào gốc tự thân từ tuỷ xương trong điều trị một số tổn thương xương, khớp. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2012.
12. Nguyen Thanh L, Nguyen HP, Ngo MD, et al. Outcomes of bone marrow mononuclear cell transplantation combined with interventional education for autism spectrum disorder. Stem Cells Transl Med. Jan 2021; 10(1): 14-26. doi:10.1002/sctm.20-0102.