36. Chất lượng cuộc sống của người bệnh loét dạ dày- tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021

Hà Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Thị Thanh Luyến

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc trên 87 người bệnh loét dạ dày tá tràng trong năm 2021 với mục tiêu mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh và xác định một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo thang điểm SF-36 (thang điểm 100) là 65,2 ± 19,8. Phần lớn người bệnh loét dạ dày tá tràng có chất lượng cuộc sống theo thang điểm SF-36 mức độ trung bình với tỷ lệ là 69,0%. Tỷ lệ người bệnh có chất lượng cuộc sống ở mức độ thấp là 4,6%. Có mối liên quan giữa nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên, tần suất đau trên 2 lần/tháng, đau vào thời điểm ban đêm, đau có liên quan đến bữa ăn, mức độ đau trung bình và nặng, có triệu chứng mệt mỏi với chất lượng cuộc sống ở mức độ trung bình và thấp cao hơn so với nhóm người bệnh còn lại với p < 0,05. Bệnh viện cần nghiên cứu các giải pháp cải thiện triệu chứng đau ở người bệnh loét dạ dày tá tràng để người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn đặc biệt là ở người cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. El-Aziz Elsayad NS, El-Hameed HS. Quality of Life of Elderly People with Peptic Ulcer in Benha City. Egyptian Journal of Health Care. 2017; 8(2): 86-100.
2. NIH Consensus Conference. Helicobacter pylori in peptic ulcer disease. NIH Consensus Development Panel on Helicobacter pylori in Peptic Ulcer Disease. Jama. Jul 6 1994; 272(1): 65-69.
3. Sayehmiri K, Abangah G, Kalvandi G, Tavan H, Aazami S. Prevalence of peptic ulcer in Iran: Systematic review and meta-analysis methods. Journal of research in medical sciences : the official journal of Isfahan University of Medical Sciences. 2018; 23: 8.
4. Hallerbäck B. Assessment of Quality of Life among patients with suspected duodenal ulcer. Scandinavian journal of gastroenterology. Supplement. 1993; 199: 32-33.
5. Baghianimoghadam MH, Mohamadi S, Baghianimoghadam M, Falahi A, Roghani HS. Survey on quality of life related factors in patients with peptic ulcer based on PRECEDE model in Yazd, Iran. Journal of medicine and life. Nov 14 2011; 4(4): 407-411.
6. Wen Z, Li X, Lu Q, et al. Health related quality of life in patients with chronic gastritis and peptic ulcer and factors with impact: a longitudinal study. BMC gastroenterology. Aug 20 2014; 14: 149.
7. Barkun A, Leontiadis G. Systematic Review of the Symptom Burden, Quality of Life Impairment and Costs Associated with Peptic Ulcer Disease. The American Journal of Medicine. 2010; 123(4): 358-366.e352.
8. Hafez AA, Tavassoli E, Hasanzadeh A, et al. Quality of life in peptic ulcer patients referring to Al-Zahra hospital of Isfahan, Iran. Gastroenterology and hepatology from bed to bench. 2013; 6(Suppl 1): S87-92.
9. Baghery H, Memarian R, Elhani F. Survey the effect of group counseling on quality of life in myocardial infarction patients who have been referred to the clinics of Imam Khomeini and Shariati Hospitals in Tehran. 2004.
10. Martin C, Marquis P, Bonfils S. A ‘quality of life questionnaire’ adapted to duodenal ulcer therapeutic trials. Scandinavian journal of gastroenterology. Supplement. 1994; 206: 40-43.
11. Mokrowiecka A, Jurek K, Pińkowski D, et al. The comparison of Health-Related Quality of Life (HRQL) in patients with GERD, peptic ulcer disease and ulcerative colitis. Advances in medical sciences. 2006; 51: 142-147.
12. Đinh Thị Thanh Mai, Thái Văn Chương, Vũ Văn Thái và cộng sự. Thực trạng chất lượng cuộc sống ở phụ nữ loãng xương đến khám tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 503 (Số đặc biệt): 400-410.
13. Nguyễn Hoàng Thanh Vân, Võ Thị Thùy Liên. Nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp bằng bộ câu hỏi SF-36. Tạp chí Y dược học. 2019; 9(2): 63-67.
14. David Niv SK. Pain and Quality of Life. Pain practice. 2001; 1(2): 150-161.
15. Gureje O, Von Korff M, Simon GE, et al. Persistent pain and well-being: a World Health Organization study in primary care. Jama. 1998; 280(2): 147-151.