Suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto ở trẻ em

Nguyễn Trọng Thành1, Vũ Chí Dũng2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Nhi Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm tuyến giáp Hashimoto (Hashimoto’s Thyroiditis - HT) là bệnh lý tự miễn phổ biến gây suy giáp mắc phải ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tâm thần và vận động của trẻ. Nghiên cứu này mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và điều trị của bệnh nhân suy giáp do HT. Nghiên cứu một loạt ca bệnh bao gồm 19 bệnh nhân được chẩn đoán suy giáp do HT được khám và điều trị tại khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 04/2018 đến tháng 12/2020. Đối tượng nghiên cứu gồm 17 bệnh nhi nữ và 2 bệnh nhi nam được chẩn đoán suy giáp do HT với độ tuổi trung bình là 7,69 ± 2,65 tuổi. Lý do khám bệnh và biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất là bướu cổ. Tất cả các trẻ trong nhóm nghiên cứu có suy chức năng tuyến giáp được chẩn đoán qua xét nghiệm hormon giáp với trị số trung bình T3: 1,72 ± 0,56 nmol/l; FT4: 9,81 ± 5,41 pmol/l; TSH: 84,09 ± 80,81 mIU/l, và kháng thể kháng giáp Anti-Tg: 2462,81 ± 1787,36 U/ml; Anti-TPO: 311,53 ± 237,16 U/ml. Điều trị bằng hormon thay thế: Levothyroxin 3,12 ± 0,99 mcg/kg/ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Caturegli P, De Remigis A, and Rose NR. Hashimoto thyroiditis: Clinical and diagnostic criteria. Autoimmunity Reviews. 2014;13(4):391–397.
2. Wasniewska M, Vigone MC, Cappa M, et al. Acute suppurative thyroiditis in childhood: relative frequency among thyroid inflammatory diseases*. J Endocrinol Invest. 2007;30(4):346–347.
3. Radetti G, Gottardi E, Bona G, et al. The natural history of euthyroid Hashimoto’s thyroiditis in children. The Journal of Pediatrics. 2006;149(6):827–832.
4. Sarı E, Karaoglu A,Yeşilkaya E. Hashimoto’s Thyroiditis in Children and Adolescents. In: Fang Ping Huang. Autoimmune Disorders - Current Concepts and Advances from Bedside to Mechanistic Insights. Croatia, Rijeka: InTech. 2011:27-40.
5. Jaruratanasirikul S, Leethanaporn K, Khuntigij P, et al. The Clinical Course of Hashimoto’s Thyroiditis in Children and Adolescents: 6 Years Longitudinal Follow-up. Journal of Pediatric Endocrinology and Metabolism. 2011;14(2):177–184.
6. Villanueva R, Greenberg DA, Davies TF et al. Sibling recurrence risk in autoimmune thyroid disease. Thyroid. 2003;13(8):761–764.
7. Dittmar M, Libich C, Brenzel T et al. Increased familial clustering of autoimmune thyroid diseases. Horm Metab Res. 2011;43(3):200–204.
8. Noczýnska A, Wasikowa R, Zaleska-Dorobisz U et al. Chronic autoimmune thyroid disease in children and adolescents in the years 1999-2004 in Lower Silesia, Poland. HJ. 2005;4(1):45–48.
9. Mohamed N, Mohd Zin F, Mohd Yusoff S. An association of myasthenia gravis with Hashimoto’s thyroiditis in a patient with a multinodular goitre. Malays Fam Physician. 2017;12(2):29–31.
10. Wang SY, Tung YC, Tsai WYet al. Long-term outcome of hormonal status in Taiwanese children with Hashimoto’s thyroiditis. Eur J Pediatr. 2006;165(7):481–483.