Khảo sát mối liên quan giữa độ dày bánh rau với tuổi thai và các chỉ số sinh học trên siêu âm của thai tại khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh năm 2019- 2020

Đinh Thị Hiền Lê , Phạm Thị Anh, Nguyễn Hữu Công, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Cao Thị Thuý Hà, Đỗ Duy Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Độ dày bánh rau là một chỉ số có thể đánh giá chức năng bánh rau, tuy nhiên ít người biết về độ dày bánh rau bình thường. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định độ dày bánh rau trên siêu âm và khảo sát mối quan hệ giữa độ dày bánh rau với tuổi thai và các chỉ số sinh học trên siêu âm của thai trong quý 2. Nghiên cứu được khảo sát trên 385 bệnh nhân, dữ liệu thu thập tại khoa Phụ Sản bệnh viện Đa khoa Tâm Anh từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy: độ dày bánh rau bánh rau trung bình đo trên siêu âm trong quý 2 là: 21,15 ± 4,11 mm (13 - 33 mm), có mối quan hệ tuyến tính giữa độ dày bánh rau và tuổi thai trung bình. Độ dày bánh rau tăng tỷ lệ thuận với tuổi thai, với RR = 0,387. Khi tuổi thai tăng lên 1 tuần thì độ dày bánh rau cũng tăng xấp xỉ 1mm (= 1,013mm). Nghiên cứu cũng cho thấy có mối tương quan thuận chặt chẽ giữa độ dày bánh rau với các chỉ số sinh trắc thai nhi gồm đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chiều dài xương đùi tương ứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jukic A.M., Baird D.D., Weinberg C.R., et al. (2013). Length of human pregnancy and contributors to its natural variation. Human Reproduction, 28(10), 2848–2855.
2. Morin L., Lim K., Morin L., et al. (2011). Ultrasound in Twin Pregnancies. Journal of Obstetrics and Gynaecology Canada, 33(6), 643–656.
3. van Oppenraaij R.H.F., Eilers P.H.C., Willemsen S.P., et al. (2015). Determinants of number-specific recall error of last menstrual period: a retrospective cohort study. BJOG, 122(6), 835–841.
4. Wilcox A.J., Weinberg C.R., and Baird D.D. (1995). Timing of sexual intercourse in relation to ovulation. Effects on the probability of conception, survival of the pregnancy, and sex of the baby. N Engl J Med, 333(23), 1517–1521.
5. Grisolia G., Milano K., Pilu G., et al. (1993). Biometry of early pregnancy with transvaginal sonography. Ultrasound Obstet Gynecol, 3(6), 403–411.
6. Whitworth M., Bricker L., and Mullan C. (2015). Ultrasound for fetal assessment in early pregnancy. Cochrane Database Syst Rev, (7), CD007058.
7. (2017). Committee Opinion No 700: Methods for Estimating the Due Date. Obstet Gynecol, 129(5), e150–e154.
8. Kalish R.B., Thaler H.T., Chasen S.T., et al. (2004). First- and second-trimester ultrasound assessment of gestational age. Am J Obstet Gynecol, 191(3), 975–978.
9. Caughey A.B., Nicholson J.M., and Washington A.E. (2008). First- vs second-trimester ultrasound: the effect on pregnancy dating and perinatal outcomes. Am J Obstet Gynecol, 198(6), 703.e1–5; discussion 703.e5-6.
10. Butt K., Lim K., and DIAGNOSTIC IMAGING COMMITTEE (2014). Determination of gestational age by ultrasound. J Obstet Gynaecol Can, 36(2), 171–181.
11. Salomon L.J., Alfirevic Z., Bilardo C.M., et al. (2013). ISUOG practice guidelines: performance of first-trimester fetal ultrasound scan. Ultrasound Obstet Gynecol, 41(1), 102–113.
12. Salomon L.J., Alfirevic Z., Da Silva Costa F., et al. (2019). ISUOG Practice Guidelines: ultrasound assessment of fetal biometry and growth. Ultrasound Obstet Gynecol, 53(6), 715–723.
13. Hadlock F.P. (1990). Sonographic estimation of fetal age and weight. Radiol Clin North Am, 28(1), 39–50.