Đánh giá kết quả vô cảm của phương pháp gây tê khoang cùng dưới hướng dẫn của siêu âm

Phạm Quang Minh, Phạm Duy Thanh, Vũ Hoàng Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

So sánh kết quả kết quả vô cảm và các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê khoang cùng dưới siêu âm với mốc giải phẫu tại Bệnh viện Đại học y Hà nội từ 10/2019 – 10/2020. Thời gian xác định màng cùng cụt của 2 nhóm như nhau, số lần chọc kim qua da của nhóm giải phẫu nhiều hơn nhóm siêu âm 1,87 lần so với 1,37 lần, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01; số lần thay đổi hướng kim trong da của nhóm siêu âm nhiều hơn; thời gian gây tê của nhóm siêu âm dài hơn nhóm giải phẫu 72,4 giây so với 51,2 giây, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Hiệu quả vô cảm trong mổ theo thang điểm Gunter của nhóm siêu âm tốt hơn 93,3% so với 86,7%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Các tác dụng phụ và biến chứng của 2 nhóm đều thấp. Kết luận: gây tê khoang cùng dưới hướng dẫn của siêu âm có tỷ lệ thành công cao hơn, ít tai biến hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Giaufre E, Dalens B, Gombert A. Epidemiology and morbidity of regional anesthesia in children: a one-year prospective survey of the French-Language Society of Pediatric Anesthesiologists. Anesthesia & Analgesia. 1996;83(5):904-912.
2. Karaca O, Pinar HU, Gokmen Z, Dogan R. Ultrasound-Guided versus Conventional Caudal Block in Children: A Prospective Randomized Study. European journal of pediatric surgery, 2019.
3. Neal JM, Brull R, Chan VW, et al. The ASRA evidence-based medicine assessment of ultrasound-guided regional anesthesia and pain medicine: executive summary. Regional anesthesia and pain medicine. 2010;35(2):S1-S9.
4. Raux ea. "Paediatric caudal anaesthesia", Update in Anaesthesia, . 2009: 32-36.
5. Nethra H Nanjundaswamy et al, A comparative study of ultrasound-guided caudal block versus anatomical landmark-based caudal block in pediatric surgical cases. The Indian Anaesthetists’ Forum. 2020; 21(1): 10-15.
6. Gunter JB, Dunn CM, Bennie JB, Pentecost DL, Bower RJ, Ternberg JL. Optimum concentration of bupivacaine for combined caudal--general anesthesia in children. Anesthesiology. 1991;75(1):57-61
7. Walker BJ. Complications in Pediatric Regional Anesthesia An Analysis of More than 100,000 Blocks from the Pediatric Regional Anesthesia Network. Anesthesiology. 2018;129:721-732.
8. Lê Đình Tuấn. Luận văn thạc sĩ "So sánh tác dụng gây tê khoang cùng bằng levobupivacain - fentanyl với bupivacain - fentanyl phối hợp gây mê hít trong phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em". Đại học Y Hà Nội 2017.