17. Đánh giá đáp ứng sau 3 tháng xạ trị lập thể định vị thân ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm theo tiêu chuẩn RECIST và PERCIST

Phạm Văn Luận, Nguyễn Đình Tiến, Lê Ngọc Hà

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá đáp ứng sau 3 tháng xạ trị lập thể định vị thân ở bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn I với u phổi ngoại vi theo tiêu chuẩn RECIST 1.1 và PERCIST 1.0. Đây là nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc 32 BN UTPKTBN giai đoạn T1-T2aN0M0 với u phổi ngoại vi, được xạ trị lập thể định vị thân và đánh giá sau 3 tháng từ tháng 01/2015 đến 03/2022. Đáp ứng điều trị sau 3 tháng được đánh giá theo RECIST 1.1 và PERCIST 1.0. Kết quả có sự thay đổi tỉ lệ giai đoạn T1a và T1b trên CT ngực lần lượt là 25% và 31,3% so với tỉ lệ tương ứng trên PET/CT là 18,8% và 37,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Theo RECIST 1.1, không có BN đáp ứng hoàn toàn, 41,4% đáp ứng 1 phần, 37,9% bệnh ổn định, 20,7% bệnh tiến triển, tỉ lệ đáp ứng khách quan 41,4%, tỉ lệ kiểm soát bệnh 79,3%. Theo PERCIST 1.0, có 1 BN đáp ứng hoàn toàn, các tỉ lệ khác lần lượt là 65,5%, 24,1%, 6,9%, 68,9% và 93%, sự khác biệt giữa 2 tiêu chuẩn có ý nghĩa thống kê với p = 0,021. Tóm lại: Sử dụng tiêu chuẩn PERCIST 1.0 làm thay đổi tỉ lệ đáp ứng điều trị có ý nghĩa thống kê so với tiêu chuẩn RECIST 1.1. Đặc biệt, 13,8% số bệnh nhân tiếp tục được hưởng lợi ích của xạ trị lập thể định vị thân sau khi đánh giá theo PERCIST 1.0.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. J. Donington, M. Ferguson, P. Mazzone, et al. American college of chest physicians and society of thoracic surgeons consensus statement for evaluation and management for high-risk patients with stage I Non-small cell lung cancer. Chest. 2012;142(6):1620-1635.
2. B. J. Schneider, M. E.Daly, E. B.Kennedy, et al. Stereotactic Body Radiation Therapy for early-stage non-small cell lung cancer: American society for clinical oncology endorsement of the American society for radiation oncology evidence-based guideline. J Clin Oncol. 2017;36:710-719.
3. A. Shinde, R. Li, J. Kim, et al. Stereotactic Body Radiation Therapy (SBRT) for early-stage lung cancer in the elderly. Seminars in Oncology. 2018;45:210-219.
4. P. Alcantara, B. C. Martínez, M. G. García-Esquinas, et al. Evaluation of tumor response after Stereotactic Body Radiation Therapy for lung cancer: Role of 18F-fluorodeoxyglucose positron emission tomography/computed tomography. Journal of Clinical and Translational Research. 2020;6(5):155-167.
5. Ikezoe J., Takashima S., Morimoto S., et al. CT appearance of acute radiation-induced injury in the lung. AJR Am J Roentgenol. 1988;150(4):765-770.
6. Dunlap N.E., Yang W., McIntosh A., et al. Computed tomography-based anatomic assessment overestimates local tumor recurrence in patients with mass like consolidation after stereotactic body radiotherapy for early-stage non-small cell lung cancer. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 2012;84:1071-1077.
7. Hoopes D.J., Tann M., Fletcher J.W, et al. FDG-PET and Stereotactic Body Radiotherapy (SBRT) for stage I non-small-cell lung cancer. Lung Cancer. 2007;56:229-34.
8. Nagata Y., Hiraoka M., Shibata T., et al. Stereotactic Body Radiation Therapy for T1N0M0 non-small cell lung cancer first report for inoperable population of a Phase II trial by Japan Clinical Oncology Group (JCOG 0403). Int J Radiat Oncol Biol Phys. 2012;84(Suppl):S46-S46.
9. R. Timmerman, R. Paulus, J. Galvin, et al, Stereotactic Body Radiation Therapy for inoperable early-stage lung cancer. JAMA. 2010;303(11):1070-6.
10. Pia Bauman, Jan Nyman, Morten Hoyer, et al. Outcome in a prospective phage II trial of medically inoperable stage I non-small cell lung cancer patients treated with Stereotactic Body Radiation Therapy. J Clin Oncol. 2009;27:3290-3296.
11. Gregory M. M. V., Chen H., Anurag K. S., et al. NRG Oncology RTOG 0915 (NCCTG N0927): A randomized phase II study comparing 2 Stereotactic Body Radiation Therapy (SBRT) schedules for medically inoperable patients with stage I peripheral non-small cell lung cancer. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 2015;93(4):757-764.
12. J.Vansteenkiste, L.Crino, J.Y.Douillard, et al. 2nd ESMO Consensus conferencer on lung cancer: early stage non-small cell lung cancer consensus ondiagnosis, treatment and follow-up. Annals of Oncology. 2014:00:1-13.
13. Katsunari M., Shinichi S., Nariyasu N., et al. Prognostic value of carcinoembryonic antigen and CYFRA21-1 in patients with pathological stage I non-small cell lung cancer. European Journal of Cardio-thoracic Surgery. 2007;32:435-439.
14. Funda A., Levent D., Evrim S. B., et al,. Measurements of tumor size using CT and PET compared to histopathological size in non-small cell lung cancer. Diagn Interv Radiol. 2013;19:271-278.
15. Sheikhbahaei S., Mena E., Yanamadala A., et al. The value of FDG PET/CT in treatment response assessment, follow up, and surveillance of lung cancer. Am J Roentgenol. 2017;208:420-33.
16. Nicholas J. Pastis Jr, Travis J. G., Nichole T. T., et al. Assessing the usefulness of 18F-fluorodeoxyglucose PET-CT scan after Stereotactic Body Radiotherapy for early-stage non-small cell lung cancer. CHEST. 2014;146(2):406-411.
17. C. Pierson, Taras G, Casey S, et al. Response criteria in solid tumors (PERCIST/RECIST) and SUVmax in early-stage non-small cell lung cancer patients treated with stereotactic body radiotherapy. Radiation Oncology. 2018;13:34.
18. M. Ding, W. Zollinger, R. Ebeling, et al. Using max standardized uptake value from positron emission tomography to assess tumor responses after lung stereotactic body radiotherapy for different prescriptions. Appl Clin Med Phys. 2018;19(6)226-233.