17. Đặc điểm giấc ngủ ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai

Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Tuấn, Lê Thị Cẩm Hương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang với mục tiêu mô tả đặc điểm giấc ngủ ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai. 55 người bệnh được chẩn đoán xác định giai đoạn trầm cảm (F32.0, F32.1, F32.2, F32.3) theo tiêu chuẩn ICD10 có các vấn đề về giấc ngủ; có thông tin đầy đủ về hành chính, tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng; gia đình và bản thân người bệnh đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Người bệnh giai đoạn trầm cảm có tỉ lệ nữ gấp 1,62 lần nam, nhóm tuổi thường gặp là 50 - 59 tuổi (30,9%), thời gian diễn biến bệnh cho tới khi đi khám phổ biến là 3 - 6 tháng (45,5%) với mức độ bệnh thường gặp nhất khi nhập viện là giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần (52,7%). Đánh giá về giấc ngủ của người bệnh, trung bình thời gian từ khi lên giường đến lúc đi vào giấc ngủ là 88,55 phút, thức giấc trong đêm 2,42 lần, dậy sớm hơn so với thường lệ 2,23 giờ. Mỗi đêm người bệnh ngủ được khoảng 3 tiếng và hiệu quả giấc ngủ thấp (48,21%). Đa số người bệnh mất ngủ, ngủ chập chờn (78,2%), 20% có ác mộng. Trong các loại mất ngủ của đối tượng nghiên cứu, thức dậy sớm hơn thường lệ chiếm tỷ lệ cao nhất (69,08%), tiếp đến là khó đi vào giấc ngủ (67,27%) và khó duy trì giấc ngủ (63,63%). 56,36% người bệnh có mất ngủ hoàn toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Hữu Bình. Giáo Trình Bệnh Học Tâm Thần. Đại học Y Hà Nội; 2016.
2. WHO. Depression. Published 2021. Accessed June 10, 2022. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/depression.
3. Fang H, Tu S, Sheng J, Shao A. Depression in sleep disturbance: A review on a bidirectional relationship, mechanisms and treatment. J Cell Mol Med. 2019; 23(4): 2324-2332. doi:10.1111/jcmm.14170.
4. Franzen PL, Buysse DJ. Sleep disturbances and depression: risk relationships for subsequent depression and therapeutic implications. Dialogues Clin Neurosci. 2008; 10(4): 473-481.
5. Perlis ML, Giles DE, Buysse DJ, Tu X, Kupfer DJ. Self-reported sleep disturbance as a prodromal symptom in recurrent depression. Journal of Affective Disorders. 1997; 42(2): 209-212. doi:10.1016/S0165-0327(96)01411-5.
6. Đặng Trần Khang. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Rối Loạn Giấc Ngủ ở Bệnh Nhân Trầm Cảm. Học viện Quân Y; 2015.
7. Krishnan V, Collop NA. Gender differences in sleep disorders. Curr Opin Pulm Med. 2006; 12(6): 383-389. doi:10.1097/01.mcp.0000245705.69440.6a.
8. Ahmady F, Niknami M, khalesi ZB. Quality of sleep in women with menopause and its related factors. Sleep Sci. 2022; 15(Spec 1): 209-214. doi:10.5935/1984-0063.20220021.
9. Trần Đình Trọng. Đặc Điểm Lâm Sàng Rối Loạn Giấc Ngủ ở Bệnh Nhân Trầm Cảm Nội Sinh Điều Trị Nội Trú Tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần. Đại học Y Hà Nội; 2015.
10. Yi-Qun Wang. The Neurobiological Mechanisms and Treatments of REM Sleep Disturbances in Depression - PMC. Published 2015. Accessed June 13, 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4790401/.
11. Wichniak A, Wierzbicka A, Walęcka M, Jernajczyk W. Effects of Antidepressants on Sleep. Curr Psychiatry Rep. 2017; 19(9): 63. doi:10.1007/s11920-017-0816-4.
12. Besiroglu L, Agargun MY, Inci R. Nightmares and terminal insomnia in depressed patients with and without melancholic features. Psychiatry Research. 2005; 133(2): 285-287. doi:10.1016/j.psychres.2004.12.001.