5. Kết quả điều trị vi phẫu thuật bệnh lí co giật mặt với nội soi hỗ trợ tại Bệnh viện Việt Đức
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Co giật nửa mặt (hemifacial spasm) biểu biện bởi các chuyển động giật rung hay co cứng tiến triển, không tự chủ, không thành cơn của các cơ chịu sự chi phối của thần kinh VII ở một nửa bên mặt. Nội soi hỗ trợ vi phẫu thuật giải ép mạch máu thần kinh trong điều trị bệnh lí co giật nửa mặt đang là xu hướng mới ở Việt Nam. Nghiên cứu mô tả tiến cứu 11 bệnh nhân co giật nửa mặt được vi phẫu thuật giải ép có nội soi hỗ trợ tại Bệnh viện Việt Đức từ 1/2021 đến 12/2021. Nguyên nhân hay gặp nhất gây xung đột mạch máu thần kinh là động mạch tiểu não trước dưới chiếm 72,7%. Triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật: 45,45% hết triệu chứng các trường hợp, 54,55% giảm triệu chứng. Trong 6 trường hợp được đánh giá kết quả phẫu thuật bằng thang điểm HFS, có sự giảm rõ rệt điểm HFS: lâm sàng từ 12 - 16 điểm trước mổ; giảm còn 0 - 4 điểm sau mổ); có sự giảm rõ rệt điểm HFS - Chất lượng cuộc sống 40 - 72 điểm trước mổ; giảm còn 0 - 16 điểm sau mổ). Vi phẫu thuật giải ép mạch máu thần kinh có áp dụng nội soi hỗ trợ là biện pháp hiệu quả trong điều trị co giật mặt, ít biến chứng. Bộ câu hỏi HFS - Lâm sàng và Chất lượng cuộc sống có thể áp dụng trong theo dõi và đánh giá kết quả sau phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Co giật nửa mặt, nội soi hỗ trợ, vi phẫu giải ép mạch máu thần kinh
Tài liệu tham khảo
2. Kong DS, Park K. Hemifacial spasm: a neurosurgical perspective. J Korean Neurosurg Soc. 2007; 42(5): 355-362. doi:10.3340/jkns.2007.42.5.355.
3. Magnan J. Endoscope-assisted decompression of facial nerve for treatment of hemifacial spasm. Neurochirurgie. 2018; 64(2): 144-152. doi:10.1016/j.neuchi.2018.01.007.
4. Telian SA, Daniel Ward P. Retrolabyrinthine and Retrosigmoid Vestibular Neurectomy. In: Otologic Surgery. Elsevier; 2010: 441-453. doi:10.1016/B978-1-4160-4665-3.00036-6.
5. Mercier P, Brassier G, Fournier HD, Delion M, Papon X, Lasjaunias P. Anatomie morphologique des nerfs crâniens dans leur portion cisternale (du III au XII). Neurochirurgie. 2009; 55(2): 78-86. doi:10.1016/j.neuchi.2009.01.019.
6. Wabbels B, Yaqubi A. Validation of a new hemifacial spasm grading questionnaire (HFS score) assessing clinical and quality of life parameters. J Neural Transm. 2021; 128(6): 793-802. doi:10.1007/s00702-021-02343-x.
7. Trần Hoàng Ngọc Anh. Phẫu thuật giải ép vi mạch trong điều trị co giật nửa mặt: kết quả 60 trường hợp phẫu thuật tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tạp Chí Học TP Hồ Chí Minh. 2014; 18(6): 328-334.
8. Donahue JH, Ornan DA, Mukherjee S. Imaging of Vascular Compression Syndromes. Radiol Clin North Am. 2017; 55(1): 123-138. doi:10.1016/j.rcl.2016.08.001.
9. Campos-Benitez M, Kaufmann AM. Neurovascular compression findings in hemifacial spasm. J Neurosurg. 2008; 109(3): 416-420. doi:10.3171/JNS/2008/109/9/0416.
10. Lee CC, Liao CH, Lin CF, et al. Brainstem auditory evoked potential monitoring and neuro-endoscopy: two tools to ensure hearing preservation and surgical success during microvascular decompression. J Chin Med Assoc JCMA. 2014; 77(6): 308-316. doi:10.1016/j.jcma.2014.02.016.
11. Badr-El-Dine M, El-Garem HF, Talaat AM, Magnan J. Endoscopically Assisted Minimally Invasive Microvascular Decompression of Hemifacial Spasm: Otol Neurotol. 2002; 23(2): 122-128. doi:10.1097/00129492-200203000-00002.