21. Kết quả điều trị tái tưới máu bệnh nhân nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Các khuyến cáo của Hội Đột quỵ Hoa Kỳ và Hội Đột quỵ Châu Âu hiện tại tập trung vào điều trị can thiệp nội mạch trong nhồi máu não cấp do tắc mạch lớn thuộc hệ tuần hoàn trước, chưa có khuyến cáo cụ thể về điều trị can thiệp nội mạch trong nhồi máu não cấp do tắc mạch lớn thuộc hệ tuần hoàn sau. Câu hỏi được đặt ra: việc can thiệp nội mạch có thực sự mang lại hiệu quả và an toàn trong điều trị nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền? Tại Việt Nam, có rất ít nghiên cứu công bố về tính hiệu quả và an toàn của điều trị tái tưới máu nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền. Mục tiêu nghiên cứu: nhận xét kết quả của điều trị tái tưới máu bệnh nhân nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nhiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 41 bệnh nhân nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền trong khởi phát trong vòng 24h được điều trị tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai, thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2021 đến hết tháng 5/2022. Kết quả: có 26/41 bệnh nhân trong nhóm được can thiệp nội mạch và 15/41 bệnh nhân trong nhóm được điều trị nội khoa tối ưu.Tỉ lệ kết quả chức năng cải thiện (mRS ngày thứ 90 từ 0 - 3) của hai nhóm không có sự khác biệt (19,2% và 0%, p = 0,07). Tỉ lệ tử vong ngày thứ 90 giữa hai nhóm không có sự khác biệt (53,8 và 66,7%, p = 0,422). Tỉ lệ chuyển dạng chảy máu có triệu chứng của nhóm can thiệp cao hơn nhóm điều trị nội khoa (p = 0,018). Kết luận: chưa loại trừ được lợi ích của việc can thiệp nội mạch trong điều trị nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhồi máu não cấp, tắc động mạch thân nền, can thiệp nội mạch
Tài liệu tham khảo
2. Mattle HP, Arnold M, Lindsberg PJ, Schonewille WJ, Schroth G. Basilar artery occlusion. Lancet Neurol. 2011; 10(11): 1002-1014. doi:10.1016/S1474-4422(11)70229-0.
3. Phan K, Phan S, Huo YR, Jia F, Mortimer A. Outcomes of endovascular treatment of basilar artery occlusion in the stent retriever era: a systematic review and meta-analysis. J Neurointerventional Surg. 2016; 8(11): 1107-1115. doi:10.1136/neurintsurg-2015-012089.
4. Broderick JP, Adeoye O, Elm J. Evolution of the Modified Rankin Scale and Its Use in Future Stroke Trials. Stroke. 2017; 48(7): 2007-2012. doi:10.1161/STROKEAHA.117.017866
5. Langezaal LCM, van der Hoeven EJRJ, Mont’Alverne FJA, et al. Endovascular Therapy for Stroke Due to Basilar-Artery Occlusion. N Engl J Med. 2021; 384(20): 1910-1920. doi:10.1056/NEJMoa2030297.
6. Liu X, Dai Q, Ye R, et al. Endovascular treatment versus standard medical treatment for vertebrobasilar artery occlusion (BEST): an open-label, randomised controlled trial. Lancet Neurol. 2020; 19(2): 115-122. doi:10.1016/S1474-4422(19)30395-3.
7. Sang HF, Yuan JJ, Qiu ZM, et al. Association Between Time to Endovascular Therapy and Outcomes in Patients With Acute Basilar Artery Occlusion. Neurology. 2021; 97(22): e2152-e2163. doi:10.1212/WNL.0000000000012858.
8. Li F, Sang H, Song J, et al. One-Year Outcome After Endovascular Treatment for Acute Basilar Artery Occlusion. Stroke. 2022; 53(1): e9-e13. doi:10.1161/STROKEAHA.120.033658.
9. Ahmed RA, Dmytriw AA, Patel AB, et al. Basilar artery occlusion: A review of clinicoradiologic features, treatment selection, and endovascular techniques. Interv Neuroradiol J Peritherapeutic Neuroradiol Surg Proced Relat Neurosci. Published online June 12, 2022: 15910199221106048. doi:10.1177/15910199221106049.
10. Posterior circulation stroke from diagnosis to management, including recent data on thrombectomy for basilar artery occlusion from the BAOCHE and ATTENTION trials - PubMed. Accessed September 28, 2022. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35929195/
11. Tn N, D S. Endovascular Therapy for Stroke due to Basilar Artery Occlusion: A BASIC Challenge at BEST. Stroke. 2021; 52(10). doi:10.1161/STROKEAHA.121.035948