Tỉ lệ rối loạn lo âu lan tỏa và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Đại học Y Hà Nội năm học 2018 – 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ có biểu hiện rối loạn lo âu và một số yếu tố liên quan ở sinh viên năm đầu và năm cuối Đại học Y Hà Nội vào năm học 2018 – 2019. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1723 sinh viên và sử dụng bộ câu hỏi Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalised Anxiety Disorder – 7 items, GAD-7) để phỏng vấn sinh viên về tình trạng rối loạn lo âu. Kết quả cho thấy tỉ lệ rối loạn lo âu là 9,8% (95% C.I.: 8,4 – 11,4%) và một số yếu tố liên quan gồm: có gánh nặng tài chính (PR = 1,42, 95% C.I.: 1,22 – 2,25), phải thi lại/học lại (PR = 1,58; 95% C.I.: 1,19 – 2,09), tập thể dục thể thao (PR = 0,69; 95% C.I.: 0,55 – 0,88), có hút thuốc (PR = 2,35, 95% C.I.: 1,74 – 3,18), có uống rượu bia (PR = 1,49; 95% C.I.: 1,16 – 1,93). Kết quả nghiên cứu giúp định hướng cụ thể những nhóm sinh viên cần được ưu tiên hơn trong các can thiệp nhằm giảm tỉ lệ lo âu trong các sinh viên khối ngành khoa học sức khoẻ ở Đại học Y Hà Nội và các trường y khác ở Việt Nam.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rối loạn lo âu, yếu tố liên quan, sinh viên Y
Tài liệu tham khảo
2. GBD 2015 Disease and Injury Incidence and Prevalence Collaborators. Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 310 diseases and injuries, 1990-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015. Lancet. 2016;388(10053):1545-1602. doi:10.1016/S0140-6736(16)31678-6
3. Gazzaz ZJ, Baig M, Al Alhendi BSM, et al. Perceived stress, reasons for and sources of stress among medical students at Rabigh Medical College, King Abdulaziz University, Jeddah, Saudi Arabia. BMC Med Educ. 2018;18(1):29. doi:10.1186/s12909-018-1133-2
4. Travis Tian-Ci Quek, Wilson Wai-San Tam, Bach Xuan Tran. The Global Prevalence of Anxiety Among Medical Students: A Meta-Analysis. Int J Environ Res Public Health. 2019;16(15):2735. doi:10.3390/ijerph16152735
5. Mao Y, Zhang N, Liu J, Zhu B, He R, Wang X. A systematic review of depression and anxiety in medical students in China. BMC Med Educ. 2019;19. doi:10.1186/s12909-019-1744-2
6. Tan Dat Nguyen, Tam Thi Pham, Wright P. Depression, anxiety, and suicidal ideation among Vietnamese secondary school students and proposed solutions: a cross-sectional study. BMC Public Health. 13(1195).
7. Spitzer RL, Kroenke K, Williams JBW, Lowe B. A Brief Measure for Assessing Generalized Anxiety Disorder.
8. Löwe B, Decker O, Müller S, et al. Validation and standardization of the Generalized Anxiety Disorder Screener (GAD-7) in the general population. Med Care. 2008;46(3):266-274. doi:10.1097/MLR.0b013e318160d093
9. WHO Expert Consultation. Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. Lancet. 2004;363(9403):157-163. doi:10.1016/S0140-6736(03)15268-3
10. Chen W, Qian L, Shi J, Franklin M. Comparing performance between log- binomial and robust Poisson regression models for estimating risk ratios under model misspecification. BMC Med Res Methodol. 2018;18(63):1-12.
11. Zou G. A modified poisson regression approach to prospective studies with binary data. American Journal of Epidemiology. 2004;Volume 159(7):702-706.
12. Anh Duong Vuong, Ginneken EV, Morris J, Son TH. Mental health in Vietnam: Burden of disease and availability of services. Asian Journal of Psychiatry. 2011;4(1):65-70. doi:https://doi.org/10.1016/j.ajp.2011.01.005
13. Risal ajay risal, S. K. Study of Depression, Anxiety and Stress among the Medical Students in two Medical Colleges of Nepal. Kathmandu University Medical Journal. 2016;14 (1).