30. Viêm phúc mạc sau tháo dụng cụ tử cung ở phụ nữ mãn kinh: Báo cáo ca bệnh hiếm gặp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thủng tử cung có tần suất khoảng 0,01% khi lấy dụng cụ tử cung qua đường âm đạo. Tai biến này có thể kèm theo thủng ruột và bàng quang. Chúng tôi thông báo một bệnh nhân nữ 69 tuổi có tiền sử đặt dụng cụ tử cung 30 năm. Người bệnh vào viện vì đau bụng dưới rốn kèm ra dịch hồng ở âm đạo sau thủ thuật tháo dụng cụ tử cung. Bụng chướng, ấn đau và có phản ứng thành bụng. Chụp cắt lớp vi tính có hình ảnh dịch khí tự trong ổ bụng và dị
vật xuyên thủng đáy tử cung. Người bệnh được mổ mở cấp cứu cắt tử cung bán phần, khâu lỗ thủng ruột non, rửa sạch ổ bụng. Sau mổ 6 ngày, bệnh nhân được phẫu thuật lại đưa 2 đầu ruột ra ngoài do bục lỗ khâu ruột non. Quá trình hậu phẫu ổn định, người bệnh được xuất viện sau mổ lần thứ hai mười ngày. Kết luận: tai biến thủng ruột
non, thủng tử cung gây viêm phúc mạc sau tháo dụng cụ để lâu trong buồng tử cung rất hiếm gặp. Trong trường hợp không thể loại bỏ nó, nên theo dõi lâm sàng chặt chẽ, nội soi buồng tử cung hoặc cắt tử cung chủ động.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dụng cụ tử cung, Thủng tử cung, thủng ruột, viêm phúc mạc, mãn kinh
Tài liệu tham khảo
2. Anthony MS, Armstrong MA, Getahun D, et al. Identification and validation of uterine perforation, intrauterine device expulsion, and breastfeeding in four health care systems with electronic health records. Clin Epidemiol. 2019;11:635-643.
3. Roman JD. Uterine Perforation by Levonorgestrel-Releasing Intrauterine Device: A Case Report. Cureus. 2022;14(11):e31398.
4. Heinemann K, Barnett C, Reed S, et al. IUD use among parous women and risk of uterine perforation: A secondary analysis. Contraception. 2017;95(6):605-607.
5. Sinha M, Rani R, Gupta R, et al. Lippes Loop Inserted 45 Years Back: The Dilemma to Remove It or Leave It in situ. A Case Report with Review of Literature. J Clin Diagn Res. 2015;9(4):QE01-05.
6. Kaislasuo J, Suhonen S, Gissler M, et al. Intrauterine contraception: incidence and factors associated with uterine perforation--a population-based study. Hum Reprod. 2012;27(9):2658-2663.
7. Barnett C, Moehner S, Do Minh T, et al. Perforation risk and intra-uterine devices: results of the EURAS-IUD 5-year extension study. Eur J Contracept Reprod Health Care. 2017;22(6):424-428.
8. Sun X, Xue M, Deng X, et al. Clinical characteristic and intraoperative findings of uterine perforation patients in using of intrauterine devices (IUDs). Gynecol Surg. 2018;15(1):3.
9. Rowlands S, Oloto E, Horwell DH. Intrauterine devices and risk of uterine perforation: current perspectives. Open Access J Contracept. 2016;7:19-32.
10. Howard B, Grubb E, Lage MJ, et al. Trends in use of and complications from intrauterine contraceptive devices and tubal ligation or occlusion. Reprod Health. 2017;14(1):70.
11. Elahi N, Koukab H. Diagnosis and management of lost intrauterine contraceptive device. J Pak Med Assoc. 2002;52(1):18-20.
12. Marchi NM, Castro S, Hidalgo MM, et al. Management of missing strings in users of intrauterine contraceptives. Contraception. 2012;86(4):354-358.
13. Gill RS, Mok D, Hudson M, et al. Laparoscopic removal of an intra-abdominal intrauterine device: Case and systematic review. Contraception. 2012;85(1):15-18.
14. Ozgun MT, Batukan C, Serin IS, et al. Surgical management of intra-abdominal mislocated intrauterine devices. Contraception. 2007;75(2):96-100.
15. Prine L, Shah M. Long-Acting Reversible Contraception: Difficult Insertions and Removals. Am Fam Physician. 2018;98(5):304-309.
16. Wang N, Sun H. Uterine Artery Rupture Caused by IUD Extraction: A Case Report. Int J Womens Health. 2022;14:831-836.
17. Guyton KL, Hyman NH, Alverdy JC. Prevention of Perioperative Anastomotic Healing Complications: Anastomotic Stricture and Anastomotic Leak. Adv Surg. 2016;50(1):129-141.