6. Ảnh hưởng của tần suất xuất tinh đến một số chỉ số tinh dịch đồ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tinh dịch đồ là một xét nghiệm quan trọng trong đánh giá khả năng sinh sản ở nam giới. Mối liên quan giữa tần suất xuất tinh và các chỉ số tinh dịch đồ vẫn còn nhiều tranh cãi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá: Ảnh hưởng của tần suất xuất tinh đến một số chỉ số tinh dịch đồ. Nghiên cứu được tiến hành trên 5506 nam giới đến kiểm tra sức khỏe sinh sản tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 28,74 ± 6,36, trong đó lứa tuổi từ 20 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (55%). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa thể tích tinh dịch, mật độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng bình thường tuy nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới, tốc độ di động tinh trùng giữa các nhóm có tình trạng quan hệ tình dục khác nhau (A - chưa quan hệ tình dục, B - hiện không quan hệ tình dục, C - hiện có quan hệ tình dục). Tần suất xuất tinh có liên quan nghịch biến với thể tích tinh dịch (β = -0,063; p < 0,01), mật độ tinh trùng (β = -3,308; p < 0,01) và có liên quan đồng biến với tỷ lệ tinh trùng bình thường (β = 0,156; p < 0,01). Chúng tôi nhận thấy rằng tần suất xuất tinh có ảnh hưởng đến các chỉ số tinh dịch. Vì vậy, việc tư vấn và giáo dục điều chỉnh tần suất xuất tinh phù hợp có thể là một phương án giúp cải thiện các chỉ số tinh dịch của nam giới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tinh dịch đồ, hành vi tình dục, chất lượng tinh trùng, tần suất xuất tinh
Tài liệu tham khảo
2. Mazzoli S, Cai T, Addonisio P, Bechi A, Mondaini N, Bartoletti RJEu. Chlamydia trachomatis infection is related to poor semen quality in young prostatitis patients. 2010; 57(4): 708-714.
3.Moghimi M, Zabihi-Mahmoodabadi S, Kheirkhah-Vakilabad A, Kargar ZJIjof, sterility. Significant correlation between high-risk HPV DNA in semen and impairment of sperm quality in infertile men. 2019;12(4):306.
4. Beadnell B, Morrison DM, Wilsdon A, et al. Condom use, frequency of sex, and number of partners: Multidimensional characterization of adolescent sexual risk-taking. 2005; 42(3): 192-202.
5. MacLeod J, Gold RZJO, Survey G. The male factor in fertility and infertility. VII. Semen quality in relation to age and sexual activity. 1953; 8(6): 894-902.
6. Welliver C, Benson AD, Frederick L, et al. Analysis of semen parameters during 2 weeks of daily ejaculation: a first in humans study. 2016; 5(5): 749.
7. Mayorga-Torres BJM, Camargo M, Agarwal A, et al. Influence of ejaculation frequency on seminal parameters. 2015; 13: 1-7.
8. Bahadur G, Almossawi O, Zaid RZ, et al. Semen characteristics in consecutive ejaculates with short abstinence in subfertile males. 2016; 32(3): 323-328.
9. Organization WH. WHO Laboratory Manual for the Examination and Processing of Human Semen. 5th ed. 2010;
10. Condorelli R, Calogero AE, La Vignera SJIJoE. Relationship between testicular volume and conventional or nonconventional sperm parameters. 2013; 2013
11. Agarwal A, Saleh RA, Bedaiwy MAJF, sterility. Role of reactive oxygen species in the pathophysiology of human reproduction. 2003; 79(4): 829-843.
12. Agarwal A, Mulgund A, Hamada A, Chyatte MRJRb, endocrinology. A unique view on male infertility around the globe. 2015; 13(1): 1-9.