12. Thực trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ có dẫn lưu hai đầu ruột qua da sau phẫu thuật ruột non tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trẻ có dẫn lưu hai đầu ruột qua da sau phẫu thuật ruột non có nguy cơ cao của suy dinh dưỡng và thiếu các vi chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mô tả trên 33 trẻ có dẫn lưu hai đầu ruột qua da tại Bệnh viện Nhi Trung ương với mục đích đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất. Số trẻ nam chiếm 54,5% và trẻ nữ chiếm 45,5%. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu từ 6 ngày đến 63 tháng, nhóm tuổi < 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (72,7%). Nguyên nhân hay gặp nhất là tắc ruột (27,2%). Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm tỷ lệ cao nhất (75,7%). Các vi chất thiếu hụt với tỷ lệ khác nhau: vitamin D (75,8%), magie (45,5%), kẽm (42,2%), phospho (15,2%) và calci (9,1%). Tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến ở trẻ có dẫn lưu hai đầu ruột qua da.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dẫn lưu hai đầu ruột, phẫu thuật ruột non, dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng
Tài liệu tham khảo
2. Pflug AM, Utiyama EM, Fontes B, Faro M, Rasslan S. Continuous reinfusion of succus entericus associated with fistuloclysis in the management of a complex jejunal fistula on the abdominal wall. Int J Surg Case Rep. 2013; 4(8): 716-718. doi:10.1016/j.ijscr.2013.04.041
3. Dudrick SJ, Maharaj AR, McKelvey AA. Artificial nutritional support in patients with gastrointestinal fistulas. World J Surg. 1999; 23(6): 570-576. doi:10.1007/pl00012349.
4. WHO Multicentre Growth Reference Study Group. WHO Child Growth Standards based on length/height, weight and age. Acta Paediatr Oslo Nor 1992 Suppl. 2006; 450: 76-85.
5. Munns CF, Shaw N, Kiely M, et al. Global Consensus Recommendations on Prevention and Management of Nutritional Rickets. J Clin Endocrinol Metab. 2016; 101(2): 394-415. doi:10.1210/jc.2015-2175.
6. Trần Thị Chi Mai, Trần Thị Hồng Hà. Sổ tay khoảng tham chiếu Bệnh viện Nhi Trung Ương, Hà Nội, 2014.
7. Geneva. Vitamin and mineral deficiencies technical situattion analysis. Global Alliance for nutrition; 2006.
8. Goulet O, Baglin-Gobet S, Talbotec C, et al. Outcome and long-term growth after extensive small bowel resection in the neonatal period: a survey of 87 children. Eur J Pediatr Surg. 2005; 15(2): 95-101. doi:10.1055/s-2004-821214.
9. Nguyễn Văn Hoàng, Trần Anh Quỳnh, Nguyễn Thị Việt Hà. Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em phẫu thuật ruột non tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2020; 494(2): 129-132.
10. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn cho bệnh nhi sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại Bệnh viện Nhi Trung ương.pdf (Tạp chí Nhi khoa) | Tải miễn phí. Accessed June 18, 2023. https://tailieutuoi.com/tai-lieu/danh-gia-ket-qua-nuoi-duong-tinh-mach-hoan-toan-cho-benh-nhi-sau-phau-thuat-duong-tieu-hoa-tai-benh-vien-nhi-trung-uong.
11. Benson CD. Resection and primary anastomosis of the jejunum and ileum in the newborn. Ann Surg. 1955; 142(3): 478-485. doi:10.1097/00000658-195509000-00014.
12. Vũ Ngọc Hà, Lưu Thị Mỹ Thục, Lê Thị Hương. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi mắc hội chứng ruột ngắn tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2019; 120(4): 68-75.
13. Spencer AU, Neaga A, West B, et al. Pediatric Short Bowel Syndrome. Ann Surg. 2005; 242(3): 403-412. doi:10.1097/01.sla.0000179647.24046.03.
14. Trịnh Thị Thủy, Nguyễn Thị Thúy Hồng. Tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ mắc hội chứng ruột ngắn. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022; 160(12V1): 113-120.
15. Namjoshi SS, Muradian S, Bechtold H, et al. Nutrition Deficiencies in Children With Intestinal Failure Receiving Chronic Parenteral Nutrition. JPEN J Parenter Enteral Nutr. 2018; 42(2): 427-435. doi:10.1177/0148607117690528.