9. So sánh kết quả và biến chứng sớm của mở khí quản nong qua da được hỗ trợ bằng siêu âm với hỗ trợ bằng nội soi phế quản ống mềm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở khí quản nong qua da (PDT) ngày càng phổ biến tại các đơn vị hồi sức tích cực do tính an toàn và tiện lợi của kỹ thuật. Nghiên cứu can thiệp, ngẫu nhiên trên tại Trung tâm Gây mê hồi sức, Bệnh viện Bạch Mai năm 2023 nhằm so sánh kết quả, ảnh hưởng trên tim mạch và một số biến chứng sớm giữa hai phương pháp mở khí quản (MKQ) nong qua da dưới hướng dẫn siêu âm và dưới hướng dẫn của nội soi phế quản ống mềm. Có 60 bệnh nhân có chỉ định MKQ được chia thành 2 nhóm. Kết quả cho thấy tỉ lệ MKQ thành công là 100% ở cả hai nhóm. Thời gian MKQ ở nhóm US-PDT và nhóm BS-PDT tương ứng là 4 phút và 4,3 phút (p > 0,05). Nhóm US-PDT có nhu cầu dùng an thần thấp hơn, dao động mạch, huyết áp ít hơn so với nhóm BS-PDT (p < 0,05). Tỉ lệ biến chứng chảy máu nhỏ tương đương nhau giữa hai nhóm (6,7 % và 16,7%, p > 0,05). Không gặp biến chứng gần nguy hiểm trong quá trình MKQ. Kết luận: PDT thành công ở tất cả bệnh nhân với sự hỗ trợ của siêu âm hoặc nội soi ống mềm. Các biến chứng sớm ít gặp và tương đương giữa hai nhóm. Tuy nhiên, hỗ trợ siêu âm có xu hướng ít ảnh hưởng đến tần số tim và huyết áp hơn nội soi phế quản ống mềm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
mở khí quản nong qua da, hướng dẫn siêu âm, hướng dẫn nội soi phế quản
Tài liệu tham khảo
2. Sarkar SN, Kelly A, Townsend R. Survey of Percutaneous Tracheostomy Practice in UK Intensive Care Units. Journal of the Intensive Care Society. 2009;10(2):138-140. doi:10.1177 /175114370901000219
3. Kluge S, Baumann HJ, Maier C, et al. Tracheostomy in the intensive care unit: a nationwide survey. Anesth Analg. 2008;107(5):1639-1643. doi:10.1213/ane.0b01 3e318188b818
4. Trottier SJ, Hazard PB, Sakabu SA, et al. Posterior tracheal wall perforation during percutaneous dilational tracheostomy: an investigation into its mechanism and prevention. Chest. 1999;115(5):1383-1389. doi:10.1378/ch est.115.5.1383
5. Reilly PM, Shapiro MB, Malcynski JT. Percutaneous dilatational tracheostomy under the microscope: justification for intra-procedural bronchoscopy? Intensive Care Med. 1999;25(1):3-4. doi:10.1007/s001340050779
6. Elliott DSJ, Baker PA, Scott MR, et al. Accuracy of surface landmark identification for cannula cricothyroidotomy. Anaesthesia. 2010;65(9):889-894. doi:10.1111/j.1365-2044.2 010.06425.x
7. McCormick B, Manara AR. Mortality from percutaneous dilatational tracheostomy. A report of three cases. Anaesthesia. 2005;60(5):490-495. doi:10.1111/j.1365-2044.2005.04137.x
8. Sustić A, Zupan Z, Eskinja N, et al. Ultrasonographically guided percutaneous dilatational tracheostomy after anterior cervical spine fixation. Acta Anaesthesiol Scand. 1999;43(10):1078-1080. doi:10.1034/j.1399-65 76.1999.431019.x
9. Alansari M, Alotair H, Al Aseri Z, et al. Use of ultrasound guidance to improve the safety of percutaneous dilatational tracheostomy: a literature review. Critical Care. 2015;19(1):229. doi:10.1186/s13054-015-0942-5
10. Ravi PR, Vijay MN. Real time ultrasound-guided percutaneous tracheostomy: Is it a better option than bronchoscopic guided percutaneous tracheostomy? Medical Journal Armed Forces India. 2015;71(2):158-164. doi: 10.1016/j.mjafi.2015.01.013
11. Gobatto ALN, Besen BAMP, Tierno PFGMM, et al. Comparison between ultrasound- and bronchoscopy-guided percutaneous dilational tracheostomy in critically ill patients: A retrospective cohort study. Journal of Critical Care. 2015;30(1):220.e13-220.e17. doi:10.101 6/j.jcrc.2014.09.011
12. Guinot PG, Zogheib E, Petiot S, et al. Ultrasound-guided percutaneous tracheostomy in critically ill obese patients. Crit Care. 2012;16(2):R40. doi:10.1186/cc11233
13. Bonde J, Nørgaard N, Antonsen K, et al. Implementation of percutaneous dilation tracheotomy-value of preincisional ultrasonic examination? Acta Anaesthesiol Scand. 1999;43(2):163-166. doi:10.1034/j.1399-6576.1 999.430207.x
14. Elazzazi HM, Aboseif EM, Abdelrazik RA, et al. Bronchoscopy Guided V.S Ultrasound Guided Percutaneous Tracheostomy. QJM: An International Journal of Medicine. 2020;113(Supplement_1):hcaa039.043. doi: 10 .1093/qjmed/hcaa039.043