31. Kết quả phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới điều trị Hội chứng Pierre Robin thể nặng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào đánh giá kết quả của phương pháp phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới (MDO) trong điều trị Hội chứng Pierre Robin (PRS) thể nặng tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2019 đến 2023. Phương pháp này đã được sử dụng như một phương thức thay thế cho phẫu thuật mở khí quản trước đó. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân PRS thể nặng, khó thở nghiêm trọng do tắc nghẽn, bú khó, cần nuôi dương hỗ trợ, có chênh lệch hàm trên dưới lớn trên 10mm. Nghiên cứu được thiết kế can thiệp lâm sàng không đối chứng có đánh giá trước sau với 102 bệnh nhân từ 2 tuần đến 6 tháng tuổi được theo dõi trong thời gian từ 6 đến 36 tháng. Kết quả cho thấy sau MDO, với tỷ lệ thành công trong nghiên cứu là 95,1%. Tuổi mổ trung bình 59,18 ± 21,73 ngày, kích thước đường thở trên CT scanner tăng gấp 4,16 lần trước mổ. Chiều dài xương hàm dưới đã tăng từ hơn 60 - 78% trong thời gian ngắn 3 tháng mà không cần ghép xương. Chênh lệch hàm trên - hàm dưới trước mổ: 15,56 ± 1,57mm, khi tháo dụng cụ 1,24 ± 0,89mm; sau 9 tháng 1,07 ± 0,76mm. Tỷ lệ thành công nuôi dưỡng đường miệng sau phẫu thuật là 82,4%. Phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới là một phương pháp an toàn hiệu quả trong điều trị PRS thể nặng, nhưng cần phải chỉ định đúng, lập kế hoạch phẫu thuật, để hạn chế biến chứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đặc điểm lâm sàng, Phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới, Hội chứng Pierre Robin thể nặng
Tài liệu tham khảo
2. Basta MN, Mudd PA, Fuller SM, et al. Total Airway Reconstruction in the Neonate: Combined Mandibular Distraction and Slide Tracheoplasty for Multiple Level Airway Obstruction. J Craniofac Surg. 2015;26(8):e788-791. doi:10.1097/SCS.0000000000002145
3. Al-Samkari HT, Kane AA, Molter DW, et al. Neonatal outcomes of Pierre Robin sequence: an institutional experience. Clin Pediatr (Phila). 2010;49(12):1117-1122. doi:10. 1177/0009922810379040
4. Lidsky ME, Lander TA, Sidman JD. Resolving feeding difficulties with early airway intervention in Pierre Robin Sequence. Laryngoscope. 2008;118(1):120-123. doi:10.10 97/MLG.0b013e31815667f3
5. Soto E, Ananthasekar S, Kurapati S, et al. Mandibular Distraction Osteogenesis as a Primary Intervention in Infants With Pierre Robin Sequence. Ann Plast Surg. 2021;86(6S Suppl 5):S545-S549. doi:10.1097/SAP.0000000000002702
6. Lee JJ, Thottam PJ, Ford MD, et al. Characteristics of sleep apnea in infants with Pierre-Robin sequence: Is there improvement with advancing age? Int J Pediatr Otorhinolaryngol. 2015;79(12):2059-2067. doi:10.1016/j.ijporl.2015.09.014
7. Greathouse ST, Costa M, Ferrera A, et al. The Surgical Treatment of Robin Sequence. Ann Plast Surg. 2016;77(4):413-419. doi:10.1097/SAP.0000000000000630
8. Breugem CC, Logjes RJH, Nolte JW, et al. Advantages and disadvantages of mandibular distraction in Robin sequence. Semin Fetal Neonatal Med. 2021;26(6):101283. doi:10.1016/j.siny.2021.101283
9. Hong P, Brake MK, Cavanagh JP, et al. Feeding and mandibular distraction osteogenesis in children with Pierre Robin sequence: a case series of functional outcomes. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. 2012;76(3):414-418. doi:10.1016/j.ijporl.2011.12.023
10. Nguyễn Hồng Hà, Trần Ngọc Vân. Kéo giãn xương hàm dưới điều trị hội chứng tai miêng: nhân một trường hợp lâm sàng và nhìn lại y văn. Tạp chí Y học Thực Hành. 2014;11:268-269.
11. Volk AS, Davis MJ, Narawane AM, et al. Quantification of Mandibular Morphology in Pierre Robin Sequence to Optimize Mandibular Distraction Osteogenesis. Cleft Palate Craniofac J. 2020;57(8):1032-1040. doi:10.1177/1055665620913780
12. Tahiri Y, Viezel-Mathieu A, Aldekhayel S, et al. The effectiveness of mandibular distraction in improving airway obstruction in the pediatric population. Plast Reconstr Surg. 2014;133(3):352e-359e. doi:10.1097/01.prs.00 00438049.29258.a8
13. Paes EC, Vries IAC de, Penris WM, et al. Growth and prevalence of feeding difficulties in children with Robin sequence: a retrospective cohort study. Clinical Oral Investigations. 2017;21(6):2063. doi:10.1007/s00784-016-199 6-8