16. Nguy cơ hội chứng nuôi ăn lại và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư thực quản xét chỉ định xạ trị

Trần Trung Bách, Nguyễn Minh Nhật, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Quang Duy, Vũ Xuân Huy, Võ Văn Xuân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 132 bệnh nhân ung thư thực quản tại Khoa Xạ trị Tổng hợp Tân Triều, Bệnh viện K từ tháng 3/2022 đến tháng 3/2024 nhằm đánh giá nguy cơ phát triển hội chứng nuôi ăn lại tại thời điểm xét chỉ định điều trị xạ trị. Tuổi chẩn đoán trung vị là 60,7, tỷ lệ nam:nữ là 131:1, 100% có mô bệnh học là ung thư biểu mô tế bào vảy. Đa số bệnh nhân có u thực quản ở vị trí 1/3 trên (74,3%) và khi chẩn đoán đã ở giai đoạn bệnh tiến triển tại chỗ - tại vùng hoặc di căn (giai đoạn III - IV, 87,1%). Tỷ lệ nguy cơ cao phát triển hội chứng nuôi ăn lại theo tiêu chuẩn của Viện chăm sóc sức khỏe chất lượng cao Quốc gia Anh (NICE) năm 2017 là 29,5%. Chiều dài khối u nguyên phát (với ngưỡng cut-off là 6,7cm), nuốt nghẹn từ độ 2 trở lên, có sút cân khi vào viện và ăn qua sonde mở thông dạ dày là các yếu tố có liên quan nguy cơ cao phát triển hội chứng nuôi ăn lại (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Da Silva JSV, Seres DS, Sabino K, et al. ASPEN Consensus Recommendations for Refeeding Syndrome. Nut in Clin Prac. 2020;35(2):178-195. doi:10.1002/ncp.10474
2. Rasmussen SO, Kristensen MB, Wessel I, et al. Incidence and Risk Factors of Refeeding Syndrome in Head and Neck Cancer Patients-An Observational Study. Nutrition and Cancer. 2016;68(8):1320-1329. doi:10.1080/01635581.2016.1225103
3. González Avila G, Fajardo Rodríguez A, González Figueroa E. The incidence of the refeeding syndrome in cancer patients who receive artificial nutritional treatment. Nutr Hosp. 1996;11(2):98-101.
4. Szeja N, Grosicki S. Refeeding syndrome in hematological cancer patients - current approach. Expert Rev Hematol. 2020;13(3):201-212. doi:10.1080/17474086.2020.1727738
5. National Collaborating Centre for Acute Care (UK). Nutrition Support for Adults: Oral Nutrition Support, Enteral Tube Feeding and Parenteral Nutrition. National Institute for Health and Care Excellence (NICE); 2017. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK553310/
6. Kapała A. Nutrition treatment does not improve the efficacy of oncological treatment. Nowotwory Journal of Oncology. 2018;67(5):308-312. doi:10.5603/NJO.2017.0051
7. Kagansky N, Levy S, Koren-Morag N, et al. Hypophosphatemia in old patients is associated with the refeeding syndrome and reduced survival. J Intern Med. 2005;257:461-8.
8. Findlay M, Purvis M, Venman R, et al. Nutritional management of patients with oesophageal cancer throughout the treatment trajectory: benchmarking against best practice. Support Care Cancer. 2020;28(12):5963-5971. doi:10.1007/s00520-020-05416-x
9. Xu H, Wu S, Luo H, et al. Prognostic value of tumor length and diameter for esophageal squamous cell cancer patients treated with definitive (chemo)radiotherapy: Potential indicators for nonsurgical T staging. Cancer Med. 2019;8(14):6326-6334. doi:10.1002/cam 4.2532