34. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của bệnh nhân nhồi máu mạc nối lớn

Nguyễn Văn Hiệu, Hồ Xuân Tuấn, Phạm Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính của nhồi máu mạc nối lớn. Đối tượng gồm 18 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 49,4 ± 19,5, ưu thế nhẹ ở nam giới, có thể gặp ở bệnh nhân béo phì và tiền phẫu thuật bụng. Biệu hiện lâm sàng đau bụng cấp, không sốt (94,4%), các xét nghiệm viêm thường không đặc hiệu. Cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang tĩnh giúp chẩn đoán xác định nhồi máu mạc nối lớn với các đặc điểm bao gồm: tổn thương tỷ trọng mỡ bị thâm nhiễm không đồng nhất nằm sát dưới thành bụng trên phải (không gặp trường hợp nào bên trái); kích thước trên 20 mm (trung bình 46,6 ± 15,2 mm); hình bầu dục (77,8%) có thể có viền tăng tỷ trọng ngoại vi (44,4%), không có trường hợp nào có phản ứng viêm dày thành đại tràng lân cận. Điều trị bảo tồn chiếm chủ yếu (83,3%), đều không có biến chứng và ổn định ra viện. Dấu hiệu cuộn xoáy của xoắn mạc nối lớn được coi là một chỉ định của phẫu thuật. Như vậy, cắt lớp vi tính giúp chẩn đoán xác định nhồi máu mạc nối lớn, loại trừ các nguyên nhân cấp tính khác cần phải phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Leitner MJ, Jordan CG, Spinner MH, Reese EC. Torsion, infarction and, hemorrhage of the omentum as a cause of acute abdominal distress. Annals of surgery. 1952; 135(1): 103-110.
2. Yoo E, Kim JH, Kim M-J, et al. Greater and lesser omenta: normal anatomy and pathologic processes. Radiographics. 2007; 27(3): 707-720.
3. Puylaert J. Right-sided segmental infarction of the omentum: clinical, US, and CT findings. Radiology. 1992; 185(1):169-172.
4. Coulier B. Contribution of us and ct for diagnosis of intra peritoneal focal fat infarction (iffi): a pictorial review. Journal of the Belgian Society of Radiology. 2010; 93(4): 171-184.
5. Diab J, Badiani S, Berney CR. Diagnosis and management of adult omental infarction: 10-year case series. World Journal of Surgery. 2021; 45(6): 1734-1741.
6. Medina-Gallardo N, Curbelo-Peña Y, Stickar T, et al. Omental infarction: surgical or conservative treatment? A case reports and case series systematic review. Annals of Medicine and Surgery. 2020; 56: 186-193.
7. Dương PV, Thuý NTD, Dung NT, et al. 35. Nhồi máu mạc nối lớn ở trẻ em: Báo cáo ca bệnh hiếm gặp. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023; 172(11): 322-326.
8. Sơn TQ, Quyết NC, Long VĐ, et al. Đau bụng cấp do nhồi máu mạc nối lớn: Thông báo ca lâm sàng. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021; 138(2): 156-162.
9. Park TU, Oh JH, Chang IT, et al. Omental infarction: case series and review of the literature. The Journal of emergency medicine. 2012; 42(2): 149-154.
10. Varjavandi V, Lessin M, Kooros K, Fusunyan R, McCauley R, Gilchrist B. Omental infarction: risk factors in children. Journal of pediatric surgery. 2003; 38(2): 233-235.
11. Goti F, Hollmann R, Stieger R, Lange J. Idiopathic segmental infarction of the greater omentum successfully treated by laparoscopy: report of case. Surgery today. 2000; 30: 451-453.
12. Tolenaar P, Bast T. Idiopathic segmental infarction of the greater omentum. Journal of British Surgery. 1987; 74(12):1182-1182.
13. Babu M, Avantsa R. Multidetector Computed Tomography Evaluation of Omental Infarct. Journal of Gastrointestinal and Abdominal Radiology. 2020; 3(S 01):S1-S6.
14. Singh A, Gervais D, Lee P, et al. Omental infarct: CT imaging features. Abdominal imaging. 2006; 31:549-554.
15. Singh AK, Gervais DA, Hahn PF, Sagar P, Mueller PR, Novelline RA. Acute epiploic appendagitis and its mimics. Radiographics. 2005; 25(6):1521-1534.