Phát hiện các đột biến xóa đoạn cụm gen β-globin bằng kỹ thuật MLPA

Lê Thị Phương, Vương Vũ Việt Hà, Trần Thị Quỳnh Trang, Đinh Thuý Linh, Trần Vân Khánh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Beta-thalassemia là một trong những bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh là do giảm (β+) hoặc không (β0) tổng hợp chuỗi β-globin của phân tử hemoglobin (Hb). Trên 350 đột biến trên cụm gen β-globin đã được báo cáo trên ngân hàng dữ liệu ClinVar. Đột biến xóa đoạn lớn chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong các dạng đột biến gây bệnh nhưng thường bị bỏ sót do chưa được tích hợp sẵn vào các bộ kit thương mại. Kỹ thuật MLPA để xác định đột biến mất đoạn/lặp đoạn có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Với mục tiêu phát hiện các biến xóa đoạn lớn cụm gen β-globin, nghiên cứu tiến hành trên 8 trường hợp nghi ngờ mang gen β-thalassemia (HbF > 10%, MCH < 27pg, MCV < 80fL) nhưng không phát hiện được đột biến gen HBB bằng phương pháp lai và giải trình tự Sanger. Kết quả đã xác định được 4 người trong một gia đình mang đột biến xóa đoạn exon 1 trên gen HBB, 03 trường hợp mang đột biến đột biến Thai/Vietnamese (δβ)0-thalassemia và 01 trường hợp mang đột biến Gγ+(Aγδβ)0-thal.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rao E, Kumar Chandraker S, Misha Singh M, et al. Global distribution of β-thalassemia mutations: An update. Gene. 2024;896:148022. doi:10.1016/j.gene.2023.148022
2. ClinVar. NM_000518. NCBI. Accessed July 13, 2024. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/clinvar
3. Thein SL. The Molecular Basis of β-Thalassemia. Cold Spring Harb Perspect Med. 2013;3(5). doi:10.1101/cshperspect.a011700
4. Langer AL. Beta-Thalassemia. In: Adam MP, Feldman J, Mirzaa GM, et al., eds. GeneReviews®. University of Washington, Seattle; 1993. Accessed July 14, 2024. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK1426/
5. Motum PI, Hamilton TJ, Lindeman R, et al. Molecular characterisation of Vietnamese HPFH. Hum Mutat. 1993;2(3):179-184. doi:10.1002/humu.1380020305
6. Chalaow N, Thein SL, Viprakasit V. The 12,6 kb-deletion in the β-globin gene cluster is the known Thai/Vietnamese (δβ)0-thalassemia commonly found in Southeast Asia. Haematologica. 2013;98(9):e117-e118. doi:10.3324/haematol.2013.090613
7. Bach KQ, Nguyen HTT, Nguyen TH, et al. Thalassemia in Viet Nam. Hemoglobin. 2022;46(1):62-65. doi:10.1080/03630269.2022.2069032
8. Steinberg MH, Nagel RL. Hemoglobins of the Embryo, Fetus, and Adult. In: Forget BG, Weatherall DJ, Higgs DR, Steinberg MH, eds. Disorders of Hemoglobin: Genetics, Pathophysiology, and Clinical Management. 2nd ed. Cambridge University Press; 2009:119-136. doi:10.1017/CBO9780511596582.011
9. Amato A, Cappabianca MP, Perri M, et al. Interpreting elevated fetal hemoglobin in pathology and health at the basic laboratory level: new and known γ- gene mutations associated with hereditary persistence of fetal hemoglobin. International Journal of Laboratory Hematology. 2014;36(1):13-19. doi:10.1111/ijlh.12094
10. Yasin NM, Abdul Hamid FS, Hassan S, et al. Molecular and hematological studies in a cohort of beta zero South East Asia deletion (β°-thal SEA) from Malaysian perspective. Front Pediatr. 2022;10. doi:10.3389/fped.2022. 974496
11. Wu Y, Yao Q, Zhong M, et al. Genetic research and clinical analysis of deletional Chinese Gγ+(Aγδβ)0 -thalassemia and Southeast Asian HPFH in South China. Ann Hematol. 2020;99(12):2747-2753. doi:10.1007/s00277-020-04252-7