Xác định đột biến gây bệnh trên gen FGFR3 ở người mắc hội chứng loạn sản sụn achondroplasia

Đinh Thuý Linh, Lê Thị Phương, Trần Thị Quỳnh Trang, Trần Thị Thuý Hằng, Trần Vân Khánh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Loạn sản sụn (Achondroplasia-ACH) là dạng lùn phổ biến nhất ở người. Bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường và được gây ra bởi các biến thể gây bệnh sai nghĩa trên gen FGFR3 (thường là đột biến mới phát sinh - de novo mutation), mã hóa thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi 3 (FGFR3). 98 - 99% cá nhân bị loạn sản sụn mang biến thể p.Gly380Arg. Xét nghiệm di truyền có thể giúp phân biệt chứng loạn sản sụn với các chứng loạn sản xương khác, cho phép tăng độ chính xác trong các nghiên cứu và thực hành lâm sàng. Bên cạnh đó, phát hiện đột biến gen FGFR3 ở người mắc ACH là cơ sở khoa học quan trọng cho tư vấn di truyền, chẩn đoán trước sinh và chẩn đoán tiền làm tổ. Nghiên cứu được tiến hành trên 10 trường hợp ACH không có quan hệ huyết thống, bố mẹ và anh chị em ruột bằng phương pháp giải trình tự Sanger. Kết quả đã xác định được 10/10 (100%) bệnh nhân mang đột biến dị hợp tử c.1138G>A(p.Gly380Arg) trên exon 10 gen FGFR3. Các thành viên gia đình không mang đột biến gây bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Legare JM. Achondroplasia. In: Adam MP, Feldman J, Mirzaa GM, et al, eds. GeneReviews®. University of Washington, Seattle; 1993. Accessed July 27, 2024. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK1152/
2. Zhang X, Jiang S, Zhang R, et al. Review of published 467 achondroplasia patients: clinical and mutational spectrum. Orphanet J Rare Dis. 2024;19:29. doi:10.1186/s13023-024-03031-1
3. Ornitz DM, Legeai-Mallet L. Achondroplasia: Development, Pathogenesis, and Therapy. Dev Dyn. 2017;246(4):291-309. doi:10.1002/dvdy.24479
4. Högler W, Ward LM. New developments in the management of achondroplasia. Wien Med Wochenschr. 2020;170(5):104-111. doi:10.1007/s10354-020-00741-6
5. Constantinides C, Landis SH, Jarrett J, et al. Quality of life, physical functioning, and psychosocial function among patients with achondroplasia: a targeted literature review. Disability and Rehabilitation. 2022;44(21):6166-6178. doi:10.1080/09638288.2021.1963853
6. Vajo Z, Francomano CA, Wilkin DJ. The Molecular and Genetic Basis of Fibroblast Growth Factor Receptor 3 Disorders: The Achondroplasia Family of Skeletal Dysplasias, Muenke Craniosynostosis, and Crouzon Syndrome with Acanthosis Nigricans*. Endocrine Reviews. 2000;21(1):23-39. doi:10.1210/edrv.21.1.0387
7. Savarirayan R, Ireland P, Irving M, et al. International Consensus Statement on the diagnosis, multidisciplinary management and lifelong care of individuals with achondroplasia. Nat Rev Endocrinol. 2022;18(3):173-189. doi:10.1038/s41574-021-00595-x
8. Pauli RM. Achondroplasia: a comprehensive clinical review. Orphanet Journal of Rare Diseases. 2019;14(1):1. doi:10.1186/s13023-018-0972-6
9. Waller D k, Correa A, Vo TM, et al. The population-based prevalence of achondroplasia and thanatophoric dysplasia in selected regions of the US. American Journal of Medical Genetics Part A. 2008;146A(18):2385-2389. doi:10.1002/ajmg.a.32485
10. Wilkin DJ, Szabo JK, Cameron R, et al. Mutations in Fibroblast Growth-Factor Receptor 3 in Sporadic Cases of Achondroplasia Occur Exclusively on the Paternally Derived Chromosome. The American Journal of Human Genetics. 1998;63(3):711-716. doi:10.1086/302000
11. Bellus GA, Hefferon TW, Ortiz de Luna RI, et al. Achondroplasia is defined by recurrent G380R mutations of FGFR3. Am J Hum Genet. 1995;56(2):368-373.
12. Xue Y, Sun A, Mekikian PB, et al. FGFR3 mutation frequency in 324 cases from the International Skeletal Dysplasia Registry. Molecular Genetics & Genomic Medicine. 2014;2(6):497-503. doi:10.1002/mgg3.96