22. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh đái tháo nhạt trung ương sau phẫu thuật nội sọ tại Bệnh viện Nhi Trung Ương

Nguyễn Đức Thường, Đặng Ánh Dương, Đào Hải Hiền, Ngô Thị Mừng, Ngô Thị Thu Hương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 43 trẻ được chẩn đoán đái tháo nhạt trung ương sau phẫu thuật nội sọ điều trị tại khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương từ 3/2021 đến 2 /2024. Chẩn đoán trước mổ trong nhóm bệnh nhân là u não (55,8%), xuất huyết não do chấn thương hoặc không do chấn thương (30,2%), chẩn đoán khác (14,0%). 58,1% bệnh nhân khởi phát đái tháo nhạt trong 24 giờ đầu; 93,0% khởi phát trong 48 giờ sau phẫu thuật. Cung lượng nước tiểu lớn nhất khi khởi phát là 8,1 ml/kg/h (trung vị 5,6 – 10,0 ml/kg/h) và trong quá trình theo dõi là 10,2 ml/kg/h (IQR 6,6 – 11,4 ml/kg/h). Theo dõi cung lượng nước tiểu và nồng độ Natri máu đặc biệt quan trọng trong quá trình hồi sức sau phẫu thuật sọ não nhằm phát hiện sớm đái tháo nhạt trung ương ở trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mak D, Schaller AL, Storgion SA, Lahoti A. Evaluating a standardized protocol for the management of diabetes insipidus in pediatric neurosurgical patients. Journal of pediatric endocrinology & metabolism: JPEM. 2022; 35: 197-203.
2. Alharfi IM, Stewart TC, Foster J, Morrison GC, Fraser DD. Central diabetes insipidus in pediatric severe traumatic brain injury. Pediatric critical care medicine : a journal of the Society of Critical Care Medicine and the World Federation of Pediatric Intensive and Critical Care Societies. 2013; 14:203-9.
3. Joshi RS, Pereira MP, Osorio RC, Oh T, Haddad AF, Pereira KM, et al. Identifying risk factors for postoperative diabetes insipidus in more than 2500 patients undergoing transsphenoidal surgery: a single-institution experience. Journal of neurosurgery. 2022; 137: 647-57.
4. Boughey JC, Yost MJ, Bynoe RP. Diabetes insipidus in the head-injured patient. The American surgeon. 2004; 70:500-3.
5. Hannon MJ, Crowley RK, Behan LA, O’Sullivan EP, O’Brien MM, Sherlock M, et al. Acute glucocorticoid deficiency and diabetes insipidus are common after acute traumatic brain injury and predict mortality. The Journal of clinical endocrinology and metabolism. 2013; 98: 3229-37.
6. Lobatto DJ, de Vries F, Zamanipoor Najafabadi AH, Pereira AM, Peul WC, Vliet Vlieland TPM, et al. Preoperative risk factors for postoperative complications in endoscopic pituitary surgery: a systematic review. Pituitary. 2018; 21:84-97.
7. Capatina C, Paluzzi A, Mitchell R, Karavitaki N. Diabetes Insipidus after Traumatic Brain Injury. Journal of clinical medicine. 2015; 4:1448-62.
8. Saldarriaga C, Lyssikatos C, Belyavskaya E, Keil M, Chittiboina P, Sinaii N, et al. Postoperative Diabetes Insipidus and Hyponatremia in Children after Transsphenoidal Surgery for Adrenocorticotropin Hormone and Growth Hormone Secreting Adenomas. The Journal of pediatrics. 2018; 195:169-74.e1.
9. Yang Y-H, Lin J-J, Hsia S-H, Wu C-T, Wang H-S, Hung P-C, et al. Central Diabetes Insipidus in Children With Acute Brain Insult. Pediatric Neurology. 2011; 45:377-80.
10. Lobatto DJ, Vliet Vlieland TPM, van den Hout WB, de Vries F, de Vries AF, Schutte PJ, et al. Feasibility, safety, and outcomes of a stratified fast-track care trajectory in pituitary surgery. Endocrine. 2020; 69:175-87.
11. Pratheesh R, Swallow DMA, Rajaratnam S, Jacob KS, Chacko G, Joseph M, et al. Incidence, predictors and early post-operative course of diabetes insipidus in paediatric craniopharygioma: a comparison with adults. Child’s Nervous System. 2013; 29:941-9.
12. Agha A, Rogers B, Mylotte D, Taleb F, Tormey W, Phillips J, et al. Neuroendocrine dysfunction in the acute phase of traumatic brain injury. Clinical endocrinology. 2004; 60:584-91.